Không dùng điện thoại ban đêm
Dùng điện thoại ban đêm là thói quen mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là giới trẻ. Lợi ích từ lướt điện thoại, chat hay nói chuyện với bạn bè giúp bạn giải trí là thấy rõ. Nhưng ánh sáng từ màn hình di động là ánh sáng màu xanh ảnh hưởng không tốt đến võng mạc.
Khi bạn ở trong phòng tối, ánh sáng chiếu thẳng lên mắt, tia điện chiếu thẳng khiến cho kết mạc bị khô.
Theo trang Tech Insider, ánh sáng xanh của điện thoại sẽ kìm chế sự sản sinh hormone melatonin. Đây là loại hormone gây buồn ngủ. Điều này có nghĩa, dùng điện thoại trước khi đi ngủ làm bạn mất cảm giác buồn ngủ. Ngoài ra, ánh sáng xanh ảnh hưởng đến thủy tinh thể, gây nguy cơ thoái hóa điểm vàng, nhìn kém hơn.
Không nằm sấp hay nhìn nghiêng khi dùng điện thoại
Do sự tiện lợi của điện thoại di động, người sử dụng điện thoại thường đưa smartphone lên giường để xem phim, nghe nhạc hay tán gẫu. Khi nằm nghiêng để xem điện thoại, mắt cũng phải thay đổi tư thế. Ngoài ra, thị lực hai mắt có sự chênh lệch do ánh sáng phát ra từ màn hình ở hai hướng khác nhau lâu dần gây ảnh hưởng.
Mặt khác, khi nằm sấp hay nghiêng, việc lưu thông máu khó chịu khiến cho các cơ khớp kém linh hoạt, lâu dần gây mỏi mệt.
Không dùng điện thoại khi lái xe
Lái ô tô, xe máy vẫn nghe nhạc, trả lời tin nhắn và điện thoại là nguyên nhân gây nên không ít vụ tai nạn. Điều này xuất phát từ sự chủ quan, coi thường tính mạng. Dùng điện thoại khi lái xe máy, ô tô khiến bạn mất tập trung, không phát hiện được chướng ngại vật phía trước.
Một số tài xế suy nghĩ đơn giản rằng, chỉ một lời nhắn tin ngắn hoặc trả lời một cuộc gọi không có gì đáng nguy hiểm. Tuy nhiên, chỉ trong tích tắc, diễn biến giao thông khiến bạn không lường trước được.
Chính vì vậy, để hỗ trợ đảm bảo an toàn khi lái xe, nhiều hãng công nghệ đã phát minh ra công nghệ Bluetooth để trả lời cuộc gọi đến hay điều khiển smartphone bằng lời nói.
Không dùng điện thoại khi đang sạc pin
Thời gian qua, có không ít câu chuyện cháy, nổ gây bỏng thậm chí tử vong do dùng điện thoại khi đang sạc.
Nguyên nhân trong quá trình sử dụng, các đoạn dây sạc hay nguồn cắm bị hở do chuột cắn, ma sát với các đồ dùng khác… Đây là những vị trí có thể dẫn điện gây giật.
Hiện nay việc mua các dây sạc không khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn được củ sạc và dây sạc chính hãng. Nguyên nhân do, củ và dây sạc chính hãng có mức giá cao. Trong khi các loại dây, củ sạc khác lại rẻ hơn, thậm chí là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Vì vậy, chúng thường không đảm bảo chất lượng, dễ bị rò điện, gây nổ.
Không dùng điện thoại ở cây xăng
Khi vào cây xăng, bạn có thể ngửi thấy mùi xăng. Nguyên nhân một phần là do xăng bốc hơi. Khi xăng bốc hơi sẽ tạo thành khí gas và nảy sinh ion tích điện.
Nếu nghe hay dùng điện thoại, nếu cộng hưởng và tương tác điện từ giữa sóng và các ion tích điện sẽ tạo thành tia lửa điện gây cháy nổ.
Khi dùng điện thoại thường gặp hiện tượng nóng lên. Với những thiết bị có vỏ kém chất lượng sẽ dễ bị cháy, nổ. Lửa từ điện thoại bắt lửa với xăng có thể tạo ra đám cháy lớn.
Anh Minh (Tổng hợp)
Nguồn: Emdep
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…