Categories: Tin tức

3 năm mang thai 2 lần nhưng 2 bé sinh ra đều bị dị tật bàn tay, nguyên nhân do mẹ chồng làm món này mỗi ngày?

Những bà mẹ đang mang thai luôn rất chú trọng đến vấn đề thực phẩm bởi vì các chất dinh dưỡng sẽ trực tiếp đi vào nuôi dưỡng cơ thể con. Ngược lại nếu thực phẩm mẹ sử dụng không đủ dưỡng chất hoặc có hại có thể gây ra những dị tật cho con cái. 

Trường hợp của người mẹ tại Trung Quốc này một lần nữa cảnh báo các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của mình.

 

Chị Hoa (Trung Quốc) kết hôn với người chồng hiện tại cách đây gần 6 năm. Gia đình chồng của chị có nghề bán dưa muối, vì thế mà từ khi lấy chồng, chị thường xuyên ăn món này. Kết hôn được một thời gian thì chị mang bầu trong niềm vui và hạnh phúc của cả gia đình. Ai cũng chờ đợi sự ra đời của em bé.

Suốt quá trình mang thai, mẹ chồng chăm sóc chị chu đáo. Ngày sinh nở, chị đến bệnh viện và sinh ra một bé trai khỏe mạnh. Tuy nhiên bàn tay của bé lại bị dị tật khiến các ngón tay không phát triển mà dính liền vào nhau. Theo các bác sĩ em bé cần được phẫu thuật để khắc phục tình trạng biến dạng của tay.

Hơn 1 năm sau đó, vợ chồng chị Hoa tiếp tục sinh bé thứ 2 nhưng đứa trẻ này cũng mang dị tật.

Thấy quá lạ, chồng chị quyết định đưa chị đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả là trong cơ thể Hoa có hàm lượng chì quá cao vì vậy mà ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng. Nguyên nhân được nhiều người cho rằng do chị ăn quá nhiều dưa muối, dẫn đến hàm lượng chì quá cao, gây dị dạng cho thai nhi.

Các bác sĩ cũng phân tích trong dưa chua hay các sản phẩm muối chua khác đều chứa nitrit. Nếu thường xuyên ăn những món này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Dụng cụ muối dưa nếu không đảm bảo có thể làm nhiễm vào dưa các kim loại nặng, chì, thủy ngân… gây ngộ độc và dị tật thai nhi.

Bà bầu có nên ăn dưa muối?

Dưa muối là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình tại Việt Nam. Món ăn này nếu được chế biến đúng cách và ăn ở mức độ vừa phải cũng đem đến những lợi ích tích cực như kích thích tiêu hóa và tăng khẩu vị. Tuy nhiên, đối với các bà bầu thì cần hạn chế ăn dưa muối, cà muối hay các loại rau củ muối khác.

Phụ nữ mang thai không cần kiêng hoàn toàn món ăn này nhưng không nên ăn quá nhiều đặc biệt tuyệt đối không ăn dưa muối xổi.

Trong các loại rau xanh nói chung đều chứa muối nitrat. Trong khi muối dưa, nitrat bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Khi vào dạ dày, dưới tác động của môi trường dạ dày, nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm như cua, tôm, cá, thịt, nhất là mắm tôm và trở thành nitrosamine – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày, ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, khi được muối đủ thời gian, độ chua thì lượng nitrit giảm xuống rất nhanh, hạn chế gây hại sức khỏe.

Bà bầu bị cao huyết áp, thận hoặc phải kiêng muối nên hạn chế ăn dưa muối vì chứa nhiều muối. Ăn vào sẽ kích thích uống nước nhiều dẫn đến tăng huyết áp.

Chất Nitrit là gì?

Nitrit là một chất độc hai có trong các loại rau quả lên men, hoặc thịt ngâm. Nitrit có tác dụng chống ăn mòn nên là một chất thường hay được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là trong xúc xích, thịt xông khói, có tác dụng giữ màu.

Nitrit không gây ung thư nhưng khi nấu ăn hoặc lên men có thể tạo thành phản ứng với axit amin trong thịt, tôm, cá để tạo ra nitrosamine gây ung thư.

Tác hại của Nitrit với cơ thể người 

Mẹ đang cho con bú: Lượng Nitrit dư thừa có thể truyền sang con qua đường sữa.

Mẹ mang thai: Lượng Nitrit sẽ ảnh hưởng đến đường dinh dưỡng truyền đến bào thai.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng đặc biệt nhạy cảm với Nitrit, có thể gây ra suy thoái chức năng tuần hoàn máu, cực kỳ nguy hiểm với trẻ.

Các bệnh nhân ung thư: Theo nghiên cứu, những người có lượng Nitrit cao trong cơ thể thường có nguy cơ bị ung thư thực quản cao hơn. 

Trong cuộc sống làm thế nào để ngăn ngừa Nitrit?

1. Bảo quản rau xanh đúng cách, không ăn rau thối.
2. Không nên để thực phẩm đã qua chế biến lâu ngày.
3. Không ăn nhiều dưa muối, đặc biệt là dưa muối xổi.
4. Ít ăn rau sống, nên luộc sơ trước khi ăn, hoặc ngâm trong nước muối trước khi ăn.
5. Nước đun sôi và cháo không nên để qua đêm mới dùng.
6. Để làm giảm lượng Nitrit trong thực phẩm nên ngâm muối trước khi sử dụng.
7. Ăn nhiều Vitamin C và E, có nhiều trong hoa quả.

Video: Hội chẩn cho cụ bà có thai nhi hóa đá trong ổ bụng

Ngọc Mẫn (TH)

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

7 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago