Categories: Sức khoẻ

3 chất độc tiềm ẩn trong nhà gây hại cho trẻ mà cha mẹ hay bỏ qua nhất

Đây là những thứ gia đình nào cũng sử dụng thường xuyên nhưng lại không cảnh giác cho sự an toàn của trẻ.

Trẻ em rất hiếu động và tò mò, dường như mọi ngóc ngách trong nhà
đều trở thành địa điểm thám hiểm vui chơi. Những đồ vật, những chai lọ
nhiều màu sắc, có mùi thơm luôn thu hút sự chú ý của trẻ, chúng trở
thành đồ chơi, thậm chí là đồ uống của trẻ. Điều này thật sự rất nguy
hiểm vì chúng ta biết rằng đó là chất độc đối với cơ thể con người.

Theo
số liệu thống kê của trung tâm kiểm soát chất độc Mỹ thì 48% trong 2,2
triệu ca bị nhiễm độc trong năm 2014 là trẻ em dưới 6 tuổi. Như vậy là
có tổng cộng 1.031.927 trẻ em đã tiếp xúc với chất độc được ẩn giấu dưới
những sản phẩm tiêu dùng dành cho gia đình, tính trung bình là cứ 1000
trẻ em thì có 43 em bị nhiễm độc. Người ta nghĩ rằng các sản phẩm đó nên
được dán nhãn lưu ý tránh xa tầm tay của trẻ em để giảm số lượng trẻ bị
nhiễm độc xuống. Nhưng trong thực tế thì lỗi là do sự bất cẩn chủ quan
của người lớn, của cha mẹ chứ không phải là lỗi của nhà sản xuất.

Dưới đây là 3 trường hợp nguy hiểm tiềm ẩn thường gặp nhất khiến cha mẹ lơ là và trẻ bị nhiễm độc.

1. Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Các
sản phẩm này thường được đựng trong những bao bì, chai lọ bắt mắt, tỏa
ra mùi hương thơm ngát, dễ chịu khiến cho người dùng rất thích. Và hình
như cảnh báo “chỉ sử dụng ngoài da” của nhà sản xuất đã bị cha mẹ lãng
quên. Nên những dầu gội đầu, sữa tắm vẫn được để ở dưới thấp trong phòng
tắm; son môi, phấn, kem dưỡng da vẫn được để lăn lóc trên bàn trang
điểm. Và sẽ như thế nào nếu trẻ lấy được những thứ đó, mở nó ra và cho
vào miệng?

Son,
nước hoa, phấn, kem dưỡng da luôn là những vật dụng đầy hấp dẫn đối với
trẻ em. Vì vậy, cha mẹ nên cất những sản phẩm này vào trong một chiếc
hộp hoặc túi rồi cất lên một chỗ thật cao.

Cách
tốt nhất cha mẹ nên cất những sản phẩm này vào trong một chiếc hộp hoặc
túi rồi cất lên một chỗ thật cao. Khi nào cha mẹ cần dùng thì cha mẹ
lấy xuống, dùng xong lại cất vào, để tránh việc trẻ tò mò hoặc bắt chước
mà bỏ những hóa chất độc hại đó vào miệng, vào mắt.

2. Các loại thuốc

Hầu
như các loại thuốc bệnh đều được các nhà sản xuất đựng trong những
chiếc lọ hoặc trong những chiếc vỉ có bao bì bên ngoài chắc chắn để đảm
bảo chất lượng thuốc. Và 80% trẻ em dưới 5 tuổi không thể xé vỏ bao lấy
viên thuốc trong vòng 5 phút. Thế nhưng nếu con bạn nằm trong 20% còn
lại thì sao? Trẻ lấy được thuốc ra, cho vào miệng và nuốt khi cha mẹ vô
tình để thuốc lung tung trong nhà.

Cha mẹnên cấttất cả các loại thuốc bệnh trong gia đình lên cao, trong tủ thuốc chẳng hạn.

Hãy
đảm bảo rằng tất cả các loại thuốc bệnh trong gia đình luôn được cất
lên cao và đúng chỗ. Đồng thời khi cha mẹ uống thuốc xong thì nên dọn
dẹp và chắc chắn rằng mình không bỏ quên vỉ thuốc nào. Bên cạnh đó, cha
mẹ có thể nói cho trẻ nghe về bệnh tật, về thuốc. Thuốc chứ không phải
là kẹo nên trẻ không được uống linh tinh.

3. Chất tẩy rửa

Nước
rửa chén, bột giặt, nước xả, nước lau sàn… là những sản phẩm hầu như
nhà nào cũng sử dụng. Nó giúp chúng ta làm sạch nhà cửa, quần áo, chén
bát mà không cần tốn nhiều thời gian. Nhưng nó lại vô cùng độc hại nếu
trẻ uống nhầm hoặc bôi vào mắt nên cách nhà sản xuất luôn khuyến cáo “để
xa tầm tay trẻ em”. Vì vậy cha mẹ hãy để những hóa chất này vào một cái tủ rồi dùng ổ khóa khóa lại để tránh việc trẻ tò mò rồi nghịch.

Tốt nhất là cha mẹ nên khóa cửa tủ lại để tránh trường hợp trẻ mở tủ và nghịch những hóa chất độc hại này.

Cách sơ cứu tại nhà khi trẻ nuốt phải hóa chất:

Trong
bất cứ trường hợp nào khi cha mẹ thấy trẻ có một số biểu hiện như: ho
sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất, có thể có vết bỏng
quanh vùng miệng, môi tái nhợt do trẻ đã nuốt phải một loại chất độc ăn
mòn thì cha mẹ cần giữ bình tĩnh. Đồng thời, cha mẹ thực hiện các bước sơ cứu sau:


Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng, nếu trẻ nhỏ thì lau miệng
cho bé. Sau đó, cho trẻ uống một chút nước để hóa chất không gây bỏng
rát nơi cổ họng.


Trong trường hợp trẻ nuốt thuốc thì cha mẹ nên móc họng để trẻ nôn
thuốc ra. Đồng thời cho trẻ uống nước ấm để rửa sạch dạ dày, giảm tác
hại của thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ hôn mê, co giật thì cha mẹ không được
gây nôn cho trẻ.


Sau khi sơ cứu ban đầu, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện
ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Cha mẹ nhớ mang theo
vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà trẻ đã uống để bác sĩ có hướng xử lý kịp thời.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago