Categories: Tin tức

20 đoạn hội thoại tại tòa án được ghi chép lại khiến thẩm phán không nhịn được cười

Trong mắt của tất cả mọi người, tòa án là một nơi rất trang nghiêm. Luật sư hùng biện hợp lý, hùng hồn, khiến mọi người rất kính trọng. Nhưng ngày nay tòa án còn có không khí như vậy không?

Charles M. Sevilla, một thư ký phiên tòa tại Mỹ, đã ghi chép lại những đoạn hội thoại vui nhộn trong buổi xét xử, hãy cùng đến xem các luật sư thông minh khi giả ngố trông ra sao nhé.

1. Luật sư: “Thưa bác sĩ, nếu một người chết trong khi đang ngủ say, vậy thì có đúng là đến tận sáng hôm sau anh ta mới phát hiện ra mình đã chết?

Nhân chứng: “Anh có thật thi đỗ tốt nghiệp trường luật?”

2. Luật sư: “Thưa bác sĩ, trước khi khám nghiệm tử thi, ông có kiểm tra nhịp đập của tim không?”

Nhân chứng: “Không”.

Luật sư: “Ông có kiểm tra huyết áp không?”

Nhân chứng: “Không”.

Luật sư: “Ông có kiểm tra hơi thở không?”

Nhân chứng: “Không …”

Luật sư: “Thế nên có thể trước khi ông giải phẫu khám nghiệm tử thi, bệnh nhân đó vẫn còn sống?”

Nhân chứng: “Không thể”.

Luật sư: “Làm sao ông có thể xác định được điều đó?”

Nhân chứng: “Bởi vì bộ não của tử thi đã nằm trong chiếc bình ở trên bàn của tôi.”

Luật sư: “Tôi hiểu, dù là như vậy, nhưng bệnh nhân vẫn có khả năng đang còn sống.”  

Nhân chứng: “Vâng, anh ấy có thể còn sống và thậm chí còn đang hành nghề luật sư.”

3. Luật sư: “Con trai út 20 tuổi của cô, bây giờ bao nhiêu tuổi?”

Nhân chứng: “Nó 20, lớn bằng chỉ số IQ của ông.”

4. Luật sư: “Cô ấy đã có ba đứa con, phải không?”

Nhân chứng: “Đúng.”

Luật sư: “Có mấy đứa con trai?”

Nhân chứng: “Không có con trai.”

Luật sư: “Có mấy đứa con gái?”

Nhân chứng: “Thưa quý tòa, tôi nghĩ rằng tôi cần một luật sư khác, tôi có thể thay luật sư không ạ?”

5. Luật sư: “Nguyên nhân vì sao cuộc hôn nhân đầu của cô kết thúc?

Nhân chứng: “Cái chết …”

Luật sư: “Ai chết?”

Nhân chứng: “Ông tự đoán đi.”

6. Luật sư: “Lúc đó chuyện gì đã xảy ra?”

Nhân chứng: “Ông ấy nói với tôi: ‘Tôi phải giết cô, bởi vì tôi sẽ nhận ra cô.’”

Luật sư: “Thế ông ấy có giết cô không?”

Nhân chứng: “Không.”

7. Luật sư: “Khi anh chụp bức ảnh này, anh có mặt ở hiện trường không?”

Nhân chứng: “Anh đang đùa với tôi à?”

8. Luật sư: “Anh có nhớ anh xét nghiệm tử thi lúc nào không?”

Nhân chứng: “Khoảng 8 giờ 30 phút.”

Luật sư: “Vào thời điểm đó, ông Denton đã chết chưa?”

Nhân chứng: “Nếu ông ấy chưa chết, thì khi tôi khám nghiệm tử thi xong ông ta nhất định đã chết rồi.”

9. Luật sư: “Anh có thể mô tả về người đó?”

Nhân chứng: “Ông ta có chiều cao trung bình và có râu.”

Luật sư: “Nam hay nữ?”

Nhân chứng: “Trừ khi ông ta là diễn viên đang diễn trong rạp xiếc, nếu không tôi sẽ nói ông là nam.”

10. Luật sư: “Khi hai chiếc xe ấy đâm vào nhau thì nó cách nhau bao xa?”

11. Luật sư: “Anh nói bệnh nhược cơ nặng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của anh?”

Nhân chứng: “Đúng vậy!”

Luật sư: “Nó ảnh hưởng như thế nào?”

Nhân chứng: “Tôi quên rồi…”

Luật sư: “Anh quên rồi? Vậy anh có thể lấy một ví dụ cụ thể chứng minh rằng anh đã quên rồi không?”

12. Luật sư: “Có ai biết đây không phải là một vụ án giết người, mà là một vụ giết người không thành không?”

Nhân chứng: “Vì nạn nhân vẫn còn sống.”

13. Luật sư: “Anh có nhận ra người tấn công anh không?”

Nhân chứng: “Không, vì anh anh ta đeo một chiếc mặt nạ.”

Luật sư: “Bên dưới mặt nạ của anh ta là gì?”

Nhân chứng: “Thì… là khuôn mặt của anh ta.”

14. Luật sư: “Nó giống như hồi nhỏ cậu bị đâm đứt mũi phải không?”

Nhân chứng: “Tôi chỉ có một mũi, ông biết rồi còn gì.”

15. Luật sư: “Chỗ anh đứng có nhìn thấy anh ta không?”

Nhân chứng: “Tôi có thể nhìn thấy đầu của anh ta.”

Luật sư: “Thế đầu anh ta ở đâu?”

Nhân chứng: “Trên cổ anh ta.”

16. Luật sư: “Cậu con trai đang sống cùng bà giờ bao nhiêu tuổi?”

Nhân chứng: “38 hay 35 gì đó, tôi quên là đứa nào rồi.”

Luật sư: “Bà sống cùng cậu ấy bao lâu rồi”.

Nhân chứng: “45 năm.”

17. Luật sư: “Anh có quen với nạn nhân đã chết kia không?”

Nhân chứng: “Có.”

Luật sư: “Quen nhau từ khi anh ta còn sống hay đã chết?”

18. Luật sư: “Sau khi gây mê, anh quan sát thấy da đầu anh như thế nào?”

Nhân chứng: “Trong khoảng thời gian tôi nhập viện tôi không hề nhìn thấy da đầu của mình.”

Luật sư: “Nó được đậy lại rồi?”

Nhân chứng: “Đúng, nó bị bó lại rồi.”

Luật sư: “Thế sau đó, anh nhìn thấy những gì?”

Nhân chứng: “Tôi đã làm phẫu thuật ghép da, da hông và da đùi của tôi đã được cắt và ghép lên đầu.”

19. Luật sư: “Anh và nguyên đơn có quan hệ gì?”

Nhân chứng: “Cô bé là con gái tôi.”

Luật sư: “Có phải cô ấy là con gái anh vào ngày 13/2/1979?”

20. Luật sư: “Anh không biết đây là cái gì, không biết nó có hình dạng như thế nào, vậy anh có thể miêu tả về nó một chút không?”

Có người cho rằng hình tượng luật sư bị sụp đổ trong lòng họ, nhưng nhiều người nghĩ đây chỉ là chiến lược của riêng của họ. Nhưng nhiều thẩm phán quả thực không nhịn nổi cười khi gặp phải cảnh này.

Video: Thực sự ấn tượng với người thợ xây xây mái vòm bất chấp quy luật vật lý

Thiếu Kỳ

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

1 day ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago