Categories: Tin tức

13 hiện tượng ai cũng thắc mắc nhưng lại ngại hỏi, hóa ra chất thải vệ sinh trên máy bay thoát ra đây

Càng lớn chúng ta càng mất đi tính tò mò và chẳng bao giờ thèm tìm lời giải đáp cho những câu hỏi tại sao. Thế giới có muôn vàn điều lạ lùng, mỗi ngày bạn cũng nên cập nhật một ít thông tin chứ nhỉ.

Dưới đây là 13 điều hầu như ai cũng không biết lời giải nhưng lại chẳng thèm mở miệng hỏi:

1. Vì sao chúng ta nổi da gà?

Da gà xuất hiện do sự co lại của nang lông. Trong thế giới động vật, cách này giúp chúng ấm lên nhanh chóng.

Bên cạnh đó, khi bị đe dọa, việc dựng lông sẽ giúp chúng trông to lớn và dữ tợn hơn so với kẻ thù. Chúng ta cũng bị nổi da gà khi trời lạnh hoặc khi rùng mình do cảm xúc. Đây là kết quả của việc tăng cường hóc-môn adreanline trong cơ thể.

2. Vì sao chúng ta không nhận ra giọng mình trong ghi âm?

Đó là nhờ khả năng phát ra âm thanh của xương. Lúc này, chúng ta nghe thấy sự kết hợp của âm thanh bình thường và âm thanh tần số thấp do xương sọ chi phối.

3. Vì sao chúng ta bị đau đầu khi uống đồ lạnh hoặc ăn thực phẩm lạnh?

Y học gọi đây là chứng “não đông”. Nguyên nhân là khi thực phẩm ướp lạnh đi qua vòm họng quá nhanh sẽ kích thích mạnh niêm mạc và các cơ quan cảm giác, các đầu mút dây thần kinh điều khiển, các mạch máu lên não… Đặc biệt vùng não trước bị kích thích tại chỗ khiến nó co lại, trong khi mạch máu vùng não lại giãn phồng ra hơn bình thường (gần như bị tăng áp lực vỏ não). Các mạch máu não bị phồng lên đột ngột sẽ gây đau đầu nhức buốt như bị giật, có thể kèm theo buồn nôn.

4. Vì sao da chúng ta bị đen sạm còn tóc thì lại bạc trắng dưới ánh mặt trời?

Trong cả hai trường hợp, mặt trời đều phá vỡ melanin – chất chi phối màu sắc của da và tóc. Điều khác biệt là sức sống của tóc không mạnh mẽ như da. Do đó khi màu tóc bị phá vỡ, nó sẽ không hồi phục lại, khiến cho tóc bị bạc. Trong khi đó, da lại gấp rút bổ sung lượng melanin bị phá vỡ, khiến vùng da đậm màu hơn, gây ra hiện tượng đen da do đi nắng.

5. Tại sao chúng ta lại nhắm mắt khi ăn chanh?

Mắt nhắm lại để ngăn nước cốt chanh rơi vào mắt, có thể làm tổn thương niêm mạc mắt.

6. Vì sao thời gian lại trôi dài lê thê với 1 đứa trẻ?

Có thể là do đứa trẻ phải nhớ nhiều sự kiện hơn. Trẻ con chỉ mới tập làm quen với thế giới xung quanh mình, và trí nhớ của chúng phải thu lượm nhiều dữ liệu hơn. Vì vậy 1 năm của trẻ em chứa đựng nhiều sự kiện hơn 1 năm của người trưởng thành.

Mà cũng có thể là vì chúng ta thường ước lượng các sự kiện trong cuộc sống tương ứng với khoảng thời gian mà chúng ta đã sống. Một tuần đối với một đứa trẻ nếu so với khoảng thời gian chúng đã tồn tại trên đời thì sẽ lớn hơn so với 1 tuần của người trưởng thành.

7. Vì sao bụi lại có màu trắng trên nền đen, và có màu đen trên nền trắng?

Thực tế bụi có màu xám, tuy nhiên vì kích thước của chúng quá nhỏ nên chúng ta không thể nhìn rõ màu sắc của chúng. Chúng ta chỉ phát hiện ra có bụi khi thấy những đốm tối hơn hoặc sáng hơn trên bề mặt.

8. Vì sao mắt của chúng ta không lạnh khi trời giá rét?

Nguyên nhân là do không có tế bào thụ cảm nhiệt độ trong mắt. Bên cạnh đó, phần lớn nhất của cầu mắt lại nằm bên trong sọ, do đó mắt đã được làm ấm nhờ lưu lượng máu bên trong.

9. Vì sao đàn chim bay theo hình chữ V?

Đây là cách giúp chim tiết kiệm năng lượng. Những con chim bay ở hàng đầu sẽ tạo ra luồng không khí đặc biệt bằng cánh của chúng. Những con chim ở hàng sau sẽ “bắt” luồng khí này và biến đổi thành năng lượng của chúng. Hơn nữa, cách bay hình chữ V sẽ giúp tất cả các con trong đàn nhìn thấy thủ lĩnh của chúng, đó là con bay ở hàng đầu.

10. Vì sao chúng ta bị say tàu xe?

Đó là vì não phải tiếp nhận các nguồn thông tin trái chiều từ các phần khác nhau của cơ thể. Chẳng hạn nếu bạn đi bằng đường thủy, tai trong sẽ cảm nhận được chuyển động của sóng, nhưng mắt bạn lại không nhìn thấy. Não cố gắng để dung hòa 2 cảm giác tách biệt này và cuối cùng nó bị rối, dẫn tới hiện tượng say.

11. Vì sao dòng suối lại chảy róc rách? 

Đó là âm thanh phát ra khi các bọt không khí bị dòng nước cuốn trôi. Tiếng bọt vỡ ra tạo thành rất nhiều âm thanh mà chúng ta gọi là tiếng róc rách.

12. Chất thải trên máy bay sẽ đi về đâu?

Khi bạn nhấn nút xả bồn cầu trên máy bay, một cái van sẽ mở ra và hút tất cả xuống một cái thùng. Mỗi thùng chứa được khoảng 75 lít chất thải. Ngay khi máy bay hạ cánh, một chiếc xe tải sẽ đến dọn sạch chất thải trong thùng này.

13. Tại sao khi thử máu, bác sĩ lại lấy máu ở ngón đeo nhẫn?

Thứ nhất, ngón cái và ngón út gần với cổ tay. Nếu bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ lan nhanh lên cánh tay. Do đó, các bác sĩ thường lựa chọn lấy máu từ 3 ngón còn lại. 

Thứ hai, ngón đeo nhẫn sẽ ít đau nhất khi bị kim đâm. Đó là vì ngón này không phải hoạt động nhiều như các ngón còn lại và da ở đây cũng mỏng hơn. Nếu bạn không sử dụng ngón tay này thường xuyên thì vết thương sẽ mau lành.

Thật thú vị phải không? Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Sau này khi con cái thắc mắc những vấn đề trên, bạn không còn phải lúng túng nữa mà đã có câu trả lời rồi nhé.

Cụ bà vui tính bán 7 triệu 3 bó rau! ?

Nguồn: Bright Side

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

13 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago