Categories: Tin tức

10 vũ khí ‘ngu xuẩn’ nhất trong lịch sử, mang đến chiến trường cũng giống như tự hủy hoại chính mình

Xét từ góc độ nào đó, chiến tranh thực chất là cuộc chiến vũ khí. Vũ khí càng tân tiến, ưu việt thì càng có khả năng sát thương làm tiêu hao binh lực đối phương và tất nhiên khả năng nắm phần thắng cũng cao hơn. Nói như vậy, nhưng không phải loại vũ khí nào cũng có thể mang ra chiến đấu, bởi trong lịch sử có không ít công cụ chiến tranh chẳng những không giúp tiêu diệt địch mà còn có tác dụng ngược lại.

Đây là bom dính (sticky bomb) hay còn gọi là lựu đạn No.74 được quân đội Anh nghiên cứu và phát minh với mục đích chống tăng. Những trái bom dính có cấu tạo gồm một trái lựu đạn thông thường được đặt trong một quả cầu bằng kính chứa đầy keo dính. Sau khi được ném về mục tiêu, lớp kính ngoài vỡ ra và trái lựu sẽ bám dính vào xe tăng của quân địch. Nhưng khi thực chiến trên chiến trường mịt mù khói bụi, loại bom này hoàn toàn không phát huy được khả năng chiến đấu.

Chiếc tàu chiến hình tròn này do Nga Hoàng cho người chế tạo để có thể sử dụng đại pháo trên đó. Nhưng ông đã không lường trước được khi bắn đại bác sẽ tạo ra phản lực cực lớn khiến cả tàu chiến quay vòng vòng. Kết quả là tàu chiến lại trở thành mục tiêu cho kẻ địch phản công.

Súng lục “chân vịt” được sản xuất vào những năm 1800, với mục đích sát thương cùng lúc nhiều mục tiêu. Súng thiếu tính thực tế bởi các nòng chĩa ra nhiều hướng khác nhau nên không chính xác.

Loại pháo không khí này ra đời trong thế chiến thứ 2 do quân đội Đức chế tạo. Loại pháo này không cần dùng đến đạn pháo mà vẫn có thể sát thương quân địch. Xong chính vì ống pháo quá dài nên đã trở thành mục tiêu tốt cho không quân liên minh nã đạn.

Cũng trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Đức còn chế tạo được một loại xe tăng có thể lặn dưới nước. Nhà thiết kế đã tính đến tất cả các vấn đề có thể xảy ra khi chiếc xe vận hành dưới nước, chỉ duy nhất một điều khi gặp phải đá ngầm, chiếc xe không thể đi tiếp, thậm chí còn bị lật.

Loại súng này có thể che chắn toàn thân cho người sử dụng, xong trọng lượng của nó quá nặng cho việc chiến đấu cơ động cho nên nó cũng không được sử dụng trong thực chiến.

Có một loại vũ khí được thiết kế dưới dạng bình xịt khí thối có thể khiến kẻ địch không hít thở nổi. Nhưng trên chiến trường cách xa cả cây số thì xem ra nó không có tính thực tiễn cho lắm, còn nếu ở cự li gần, chắc chắn chẳng ai dám sử dụng.

Để chế tạo ra chiếc súng gây nôn này, quân đội Mỹ đã phải chi ra số tiền rất lớn. Thiết bị có kích cỡ bằng một chiếc đèn pin với công dụng “không giống ai”: chiếu những tia sáng màu khiến cho đối phương nôn mửa. Tuy nhiên sản phẩm này không được quân đội các nước hoan nghênh bởi họ chỉ cần nhắm mắt lại là có thể đối phó với vũ khí này.

Trong Thế chiến II, những chú chó gắn thuốc nổ là thứ vũ khí đáng sợ được Hồng Quân Liên Xô sử dụng phổ biến để chống lại những chiếc xe tăng của phát xít Đức, theo War History Online. Ý tưởng ban đầu là dùng một quả bom buộc vào thân chó, sau đó để chúng chạy thẳng về phía xe tăng địch. “Quả bom sống” này sẽ được kích hoạt bằng thiết bị hẹn giờ hoặc kích nổ từ xa khi con chó tiếp cận mục tiêu. Tuy nhiên trong thực tế, quá trình này rất phức tạp và bị coi là một nỗ lực không thành công bởi chiến binh chó chỉ có thể tấn công được một xe tăng. Nếu trên chiến trường xuất hiện cùng lúc nhiều xe tăng, lũ chó sẽ trở nên bối rối, không biết tấn công chiếc nào, cuối cùng chạy trở về chỗ huấn luyện viên cùng quả bom chưa phát nổ. Điều này có thể khiến cả chó lẫn huấn luyện viên thiệt mạng.

Cuối Thế chiến II, quân Nhật đã chế tạo ra một loại bom có tên khí cầu bom Fu-go. Khí cầu sẽ mang theo những quả bom cháy bên dưới, vượt quãng đường 5000 dặm (hơn 8000 km) để đến Mỹ nhờ nương theo dòng tia (Jet-Stream, cơn gió mạnh từ hướng Tây thổi trên cao). Phần lớn khí cầu được thả đi đã rơi xuống Thái Bình Dương, thậm chí một số còn bị gió thổi ngược về Nhật Bản.

Video: Vũ Khí Còn Mạnh Hơn Cả đầu đạn Hạt Nhân Là Gì Đó Là Tình Yêu

Quỳnh Chi

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

17 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago