Quá trình trao đổi chất rất quan trọng dù bạn muốn giảm cân hay cải thiện sức khỏe. Dưới đây là các thói quen tốt giúp bạn tăng tốc độ ‘làm việc’ của cơ quan tiêu hóa, giúp kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng và khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.
1. Tạo thói quen ăn uống đúng giờ
Cơ thể chúng ta là một thực thể thông minh, nếu bạn tạo thói quen ăn đúng giờ, nó sẽ hấp thụ hết năng lượng trước giờ ăn tiếp theo vì biết sắp được nạp đầy thêm. Ngược lại, nếu ăn uống thất thường cơ thể sẽ lưu trữ năng lượng vì nó không biết bữa ăn tiếp theo là mấy giờ. Ăn cách nhau 3-4 giờ/ bữa để giúp cơ thể đốt cháy năng lượng tốt nhất.
2. Uống nhiều nước
Khi thiếu nước, cơ thể sẽ đốt cháy ít calo hơn, đồng thời cũng giảm hiệu quả đốt cháy chất béo của gan. Nếu không quen uống nước lọc, bạn có thể sử dụng trà xanh để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
3. Uống sữa
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cần thiết giúp đốt cháy chất béo và tạo cơ. Lượng canxi trong sữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, nếu các tế bào mỡ chứa nhiều canxi thì mỡ sẽ dễ dàng bị đốt cháy hơn.
4. Tập thể dục
Cơ bắp đòi hỏi năng lượng ngay cả chúng đang nghỉ ngơi, vì thế cách tốt nhất để thúc đẩy quá trình trao đổi chất chính là tập luyện mỗi ngày. Bất kỳ hoạt động thể chất nào như thiền định, đi bộ, chạy, khiêu vũ, tập gym… đều giúp trao đổi chất nhanh hơn.
5. Thức dậy sớm
Dậy sớm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể.
6. Không cắt bỏ hoàn toàn carbs
Đừng cắt bỏ hoàn toàn carbohydrate trong thực đơn. Bạn cần có đủ mức carbs để tổng hợp serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp não hoạt động hiệu quả, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
7. Không ăn vặt
Năng lượng từ thức ăn thường được tồn trữ trong cơ thể từ 3-4 tiếng, sau đó được tiêu hao bằng cách đốt cháy chất béo. Khoai tây chiên, bánh mì, đồ ngọt là những đồ ăn vặt có thể làm chậm quá trình chuyển hóa. Lượng chất béo trong chúng khá lớn làm kéo dài thời gian đốt cháy, khiến bạn bị tăng cân.
8. Sử dụng muối iốt
Thiếu hụt i-ốt ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp, từ đó tác động tiêu cực đến sự trao đổi chất.
9. Bổ sung sắt
Thiếu sắt khiến các cơ thiếu oxy và làm suy yếu sức khỏe. Nếu cơ thể đang thiếu sắt, bạn nên bổ sung thịt, cá và táo vào thực đơn hàng ngày.
10. Tránh căng thẳng
Hầu hết các vấn đề về trao đổi chất có liên quan chặt chẽ đến viêc bạn không kiểm soát cảm xúc và bị căng thẳng kéo dài. Khi bị căng thẳng, tuyến giáp sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất dẫn đến việc tăng cân. Các phương pháp như thiền định hoặc khí công được xem là một số cách hữu hiệu để giảm stress, giữ cho đầu óc và tinh thần thư thái và sảng khoái.
Video: Bí quyết giúp tiêu hơi, giảm chướng bụng, hiệu quả không ngờ
Theo Brightside
Tuệ Nhi
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…