Có một số thí nghiệm đơn giản mà thực sự gây ấn tượng với trẻ em hoặc thậm chí ngay cả người lớn. Họ có thể không hoàn toàn hiểu được vì sao lại có thể làm được như vậy, nhưng sẽ rất nhớ những kiến thức khoa học thường thức đằng sau đó khi được giải thích.
Sau đây là 10 thí nghiệm thú vị nhất đủ để gây sốc cho khán giả của bạn. Tất cả mọi thứ bạn cần cho màn trình diễn đều có thể được tìm thấy ở nhà bạn. Hãy thực hành ngay và dùng cách này để dạy con bạn về những kiến thức khoa học khô khan khó hiểu.
1. Bút chì xiên túi nước
Bạn cần: Một túi ni-lông làm từ polyethylene, một vài cây bút chì thông thường và nước.
Thí nghiệm: Đổ nước vào nửa túi ni-lông. Xiên các cây bút chì qua phần túi ngập nước.
Giải thích: Nếu bạn xiên túi bằng bút chì và sau đó đổ nước vào, nước sẽ thấm qua các lỗ xiên và rò rỉ ra ngoài. Nhưng nếu bạn đổ nước vào trước và sau đó xiên bút chì qua, nước sẽ không bị chảy ra ngoài. Đây là kết quả của nguyên lý khi polyethylene bị phá vỡ, các phân tử sẽ di chuyển gần nhau hơn. Trong trường hợp này, polyethylene đã thắt chặt vào thân các cây bút chì.
2. Quả bóng không vỡ
Bạn cần: 2 quả bóng cao su và một ít đinh ghim
Thí nghiệm: Nếu bạn có một quả bóng cao su bơm phồng và đặt nó lên đầu một cái đinh ghim, chắc chắn nó sẽ nổ tung. Tuy nhiên, nếu bạn lấy một ít ghim dựng lên trên một phẳng và sau đó lấy quả bóng đặt lên “mặt chông” bằng đinh ghim, lần này bạn còn có thể ấn quả bóng lên ghim mà nó sẽ không vỡ. Bạn thậm chí có thể tăng thêm phần hấp dẫn cho màn trình diễn bằng cách đặt thêm một viên gạch lên trên quả bóng (nhưng đừng đặt quá mạnh).
Nếu bạn thử thí nghiệm này, hãy cẩn thận, bạn có thể muốn đeo thêm kính mắt bảo vệ phòng trường hợp quá tay và bóng nổ.
Giải thích: Khi bạn tăng số đinh ghim dưới quả bóng, áp lực lên mỗi đinh nghim sẽ giảm đi và do đó quả bóng không bị nổ.
3. Cải bắp đầy màu sắc
Bạn cần: 4 ly với nước pha màu thực phẩm và một vài lá bắp cải.
Thử nghiệm: Đặt vào mỗi ly nước mài một lá bắp cải. Để như vậy qua đêm. Sáng hôm sau bạn sẽ có những chiếc lá đầy màu sắc.
Giải thích: Vì những chiếc lá hút nước nên chúng cũng sẽ hấp thụ màu được pha trong nước đó. Đây được gọi là hiệu ứng mao quản, qua đó nước sẽ đi vào các ống nhỏ nhất của lá. Điều này xảy ra với cả hoa, cỏ và thậm chí cả thân cây.
4. Bóng bay không bị cháy
Bạn cần: 2 quả bóng, nến, que diêm và nước.
Thử nghiệm: Thổi một quả bóng lên và hơ nó trên ngọn nến đang cháy để chứng minh rằng ngọn lửa sẽ làm bóng vỡ ngay. Sau đó bơm nước vào quả bóng thứ hai và để nó lên trên ngọn nến đang cháy một lần nữa. Bạn sẽ thấy rằng trong trường hợp này quả bóng có thể chịu được nhiệt của ngọn lửa.
Giải thích: Nước trong quả bóng hút nhiệt do nến cung cấp, vì vậy lớp vỏ của quả bóng không bị cháy và vỡ tung.
5. Trứng nổi
Bạn cần: 2 quả trứng, 2 ly nước và một ít muối.
Thử nghiệm: Cẩn thận đặt một quả trứng vào một cốc nước sạch bình thường, nó sẽ rơi xuống dưới đáy cốc. Sau đó đổ một ít nước nóng vào ly thứ hai và cho vào đó 4-5 thìa cà phê muối. Thí nghiệm sẽ dễ thành công hơn nếu bạn chờ đến khi nước nguội lại. Sau đó thả quả trứng thứ hai vào đó. Nó sẽ trôi nổi trên bề mặt thay vì chìm xuống đáy.
Giải thích: Bí mật ở đây là mật độ phân tử của vỏ trứng và nước. Mật độ phân tử trung bình của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết, do đó nó chìm xuống đáy cốc. Mật độ phân tử của hỗn hợp nước muối lại cao hơn vỏ trứng, do đó quả trứng không thể rơi xuống đáy mà nổi trên bề mặt.
6. Đốt cháy diêm bằng dây chun
Bạn cần: Hai que diêm và một dây cao su
Thử nghiệm: Buộc dây cao su xung quanh hai que diêm như hình vẽ. Giữ một que diêm cố định và kéo que diêm còn lại cho dây chun căng ra. Giữ que diêm cố định ở vị trí thẳng đứng, khi bạn thả cho ra cho dây chun co lại, que diêm còn lại sẽ cháy.
Giải thích: Que diêm bốc cháy khi có bị cọ xát lớp vỏ phốt-pho bọc ngoài với dây chun
7. Cây bơ của riêng bạn
Bạn cần: Một hột bơ, 4 cái tăm và một ly nước
Thí nghiệm: Làm sạch hột bơ, cắm 4 que tăm xung quanh hột bơ, và giữ nó thăng bằng trên một ly nước sao cho phần nhọn của hột bơ hướng lên trên. Phần dưới của hột phải ngập trong nước. Cứ để hột bơ như vậy trong một vài tuần ở nhiệt độ phòng và liên tục làm đầy nước để ngập phần dưới hột bơ khi nước vơi đi. Chẳng bao lâu hột bơ sẽ mọc rễ và rạn nứt phần đầu và mọc lên môt cái cây mới. Khi nó đã nảy mầm, bạn có thể đặt hột vào trong một cái chậu thoải mái hơn để bắt đầu phát triển.
Giải thích: Các cây tăm giữ cho hột không chạm vào đáy cốc để rễ cây có thể phát triển bình thường. Và tất cả những phần còn là do sức mạnh của tự nhiên!
8. Kẹo đá
Bạn cần: 2 ly nước, 5 ly đường, một ít que gỗ nhỏ, một vài tờ giấy không mỏng quá, một vài cái lọ trong, một cái chảo và màu thực phẩm.
Thí nghiệm: Rắc đường lên giấy, nhúng que vào nước rồi lăn trên giấy có đường để các mẩu đường dính vào que. Để que tự khô qua đêm.
Sáng hôm sau pha 2 cốc nước với 5 ly đường, đun sôi và để nguội trong 15 phút. Sau đó đổ si-rô đường vào những chiếc bình rỗng và thêm màu thực phẩm cho đẹp mắt. Đặt các que gỗ đã khô vào trong lọ và không để chúng chạm vào thành lọ hay đáy – bạn có thể sử dụng những chiếc kẹp quần áo để giữ chúng đứng thẳng.
Bây giờ chờ đợi và quan sát những gì xảy ra. Đường sẽ kết tủa bám chặt vào que gỗ, tạo thành những viên đá lấp lánh tuyệt đẹp và còn ăn được nữa.
Giải thích: Độ hòa tan của nước si-rô giảm khi nhiệt độ giảm, tạo ra kết tủa của hạt đường trên que gỗ.
9. Que diêm cháy không có bóng
Bạn cần: Một que diêm
Thí nghiệm: Thắp sáng que diêm để nó cách tường khoảng 10-15 cm. Bạn sẽ nhận thấy rằng chỉ có bóng của bàn tay bạn và thân que diêm hiện trên tường mà không tháy ngọn lửa đâu.
Giải thích: Lửa không tạo ra bóng ở trên tường bởi vì nó không cản trở ánh sáng đi qua nó.
Theo Brightside
Thu Hiền
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…