Bạn sẽ phải há hốc mồm khi biết được có những loài động vật kỳ lạ này tồn tại trên Trái Đất.
1. Thỏ Angora
Giống thỏ này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, là thú nuôi thịnh hành của nhiều gia đình quý tộc ở châu Âu.
Lông của thỏ Angora rất dày và dài, có thể dùng được làm len. Rất nhiều người đã ấn tượng với loài thỏ xinh xắn này ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy. Chúng cũng bị nhầm lẫn với cây kẹo bông khổng lồ.
2. Bò Watusi
Còn được gọi với tên bò Ankole sừng dài, bò Watusi có nguồn gốc ở châu Phi. Sở dĩ chúng xếp vào những loài động vật “hiếm có khó tìm” vì đôi sừng của chúng còn ấn tượng hơn cả loài linh dương.
Bò Watusi trưởng thành có thể nặng tới 410-730kg, cặp sừng của chúng có thể dài tới 2,4m. Vì sừng to lớn như vậy, chúng phải rất vất vả để giữ thăng bằng khi di chuyển.
3. Rồng xanh
Loài ốc sên biển này còn có tên gọi khác là rồng xanh với hình dáng trông giống chiếc trâm cài áo. Chúng thường sống ở các đại dương và sử dụng những quả bóng không khí ở dưới bụng để trôi nổi trên mặt biển.
Rồng xanh đánh lừa kẻ thù bằng cách ngụy trang. Cơ thể chúng sẽ nổi lên mảng xanh và tối để giúp chúng qua mắt kẻ thù trên sóng đại dương.
4. Bọ vàng
Bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyện mảnh ở bên trong cơ thể, loài bọ rùa vàng này sẽ biến đổi hình dáng bên ngoài thùy vào môi trường.
Loài côn trùng này có kích cỡ rất nhỏ, từ 6-7mm. Nếu không nhìn rõ, hẳn nhiều người lầm tưởng đây là trái bóng.
5. Lươn kính
Lươn kính hay còn gọi là lươn gương là loài sinh vật có hình dẹt phẳng và trong suốt. Đây là sinh vật hiếm hoi không có cơ quan nội tạng nào trong cơ thể.
6. Cá dơi mũi dài
Loài cá có chiếc miệng màu đỏ ấn tượng này được phát hiện khi nó trôi dạt vào một bãi biển ở Brazil. Cá dơi mũi dài hay còn gọi là Longnose Batfish có hình dáng kỳ lạ, trên đầu có sừng.
Cá dơi mũi dài phát triển nhìn giống như có chân hoặc cánh, điều này giúp chúng di chuyển nhanh hơn.
7. Mực lợn
Sinh vật có gương mặt hài hước này được ghi hình qua dự án của đạo diễn Mike Schaat trong dự án Cabrillo Marine Aquarium.
Mực lợn sống ở độ sâu hơn 100m dưới đại dương, hình dáng đáng yêu của nó được hình thành từ liên kết sắc tố da.
8. Khỉ Saki
Khỉ Saki có chiếc đuôi dày, nhút nhát và sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới Amazon. Mặc dù ngoại hình không mấy ưa nhìn song chúng có khả năng di chuyển từ cành cây này sang cành cây khác một cách khéo léo, uyển chuyển.
9. Con tê tê
Tê tê là cái tên không còn quá xa lạ với chúng ta, bởi nó là động vật phân bố rộng ở khu vực Đông Nam Á.
Chúng được bao phủ bởi lớp vảy nhìn như quả thông khổng lồ biết di chuyển. Đặc biệt khi chúng cuộn tròn chẳng khác gì quả bóng.
10. Cua nhện
Cua nhện Nhật Bản là loài cua biển sống ở sâu dưới đáy đại dương. Chúng là loài cua lớn nhất thế giới đnag tồn tại trên Trái Đất, chân của chúng có thể dài đến 4,5m.
Gặp 148 khán giả “hầm hố” như thế này trong rạp chiếu phim, liệu bạn có chùn bước? ??
Theo Lantoa.net
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…