Categories: Thuốc

Vương bất lưu hành trị tắc sữa

Vương bất lưu hành là hạt chín phơi khô của cây mạch lam thái [Vaccaria segetalis (Neck) Garcke]. Cây có ở vùng Trung Quốc. Hiện được nhập sang Việt Nam.

Vương bất lưu hành chứa các chất saponin, alcaloid, coumarin, các chất dầu và chất albumin. Theo Đông y, vương bất lưu hành vị đắng, tính bình. Quy vào kinh can, thận, với công năng hoạt huyết thông kinh, lợi sữa, tiêu phù. Liều dùng từ 4,5 – 9g. Vương bất lưu hành được dùng để các bệnh:

Chữa tắc tia sữa, sữa không xuống hoặc ít sữa: Có thể phối hợp với bồ công anh, sắc uống; hoặc nấu với móng giò lợn, ăn một tuần vài lần.

Trị bế kinh, kinh mất nhiều tháng, đau bụng khi hành kinh: vương bất lưu hành 9g; đan sâm, ngưu tất, hồng hoa, đào nhân, ích mẫu, hương phụ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Uống mỗi đợt 1-2 tuần. Uống nhiều đợt cho tới khi kinh nguyệt điều hòa.

Vương bất lưu hành trị tắc sữaVương bất lưu hành trị tắc sữa

Vương bất lưu hành thông kinh, lợi sữa, tiêu phù.

Phụ nữ sưng vú gây đau đớn: vương bất lưu hành 9g; bồ công anh, kim ngân hoa, liên kiều, mỗi vị 9-12g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Uống nhiều thang tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Ở nước ta còn cây khác cũng gọi là vương bất lưu hành là cây xộp, trâu cổ, vẩy ốc, bị lệ. Bộ phận dùng làm thuốc là cành, lá (sinh sản) và quả. Theo Đông y, quả trâu cổ có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, hạ nhũ. Thân và cành, lá (sinh sản) có vị chua, đắng, tính bình, có tác dụng khứ phong, lợi thấp, tiêu thũng, tán kết.

Trị liệt dương, di tinh: quả trâu cổ 12g, sắc uống. Có thể phối hợp với 12g xà sàng tử. Cũng có thể sử dụng rượu ngâm của cành, lá ở trên để điều trị.

Trị tắc tia sữa: quả trâu cổ 40g; lá mua, bồ công anh, mỗi thứ 15g. Sắc uống. Đồng thời dùng lá bồ công anh giã nhỏ thêm chút giấm thanh, sao nóng, chườm, đắp vào vùng đầu vú.

Trị phong thấp, đau nhức xương khớp:

Thân, cành, lá trâu cổ 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Có thể phối hợp với tang ký sinh, tang chi, rễ gấc, dây đau xương, mỗi vị 12g, sắc uống.

Cành, lá trâu cổ đã qua chế với đậu đen, tán bột thô, ngâm trong rượu gạo. Sau 20 ngày là được.

Quả trâu cổ 15g sắc uống hằng ngày, trước bữa ăn.

Trị lỵ lâu ngày, lòi dom: quả trâu cổ 15-20g, sắc uống trước bữa ăn, ngày 3 lần.

Trị đau đầu, chóng mặt, đau dây thần kinh tọa:

Rễ trâu cổ 15g sắc uống. Có thể phối hợp với quả cối xay, rễ cỏ xước, đồng lượng 12g.

Quả trâu cổ chín, đem xay nhỏ, vắt lấy nước, để lắng sẽ đông như thạch: Thái ra, thêm chút nước đường, làm nước giải khát mùa hè.

Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những lợi ích của hạt chia đối với hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hóa đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.…

4 hours ago

Tập tạ môn thể thao uy lực đẩy lùi gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không được điều trị sẽ dẫn đến viêm gan, xơ gan, thậm…

12 hours ago

5 loại teo thực quản bẩm sinh và dấu hiệu nhận biết

Teo thực quản bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp và có…

1 day ago

Phẫu thuật điều trị teo thực quản bẩm sinh

Thực quản là một trong những cơ quan quan trọng của bộ máy tiêu hóa.…

1 day ago

Thời điểm uống nước cam giúp thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa

Để tăng cường thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch khỏe…

1 day ago

Tránh gan nhiễm mỡ nên dùng loại dầu nào?

Gan nhiễm mỡ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoài việc thiết lập chế độ…

1 day ago