Categories: Sức khoẻ

Vùng đất có người bán máu không nhớ bao nhiêu lần

Do quá nghèo đói nhiều người dân ấp Đa Hòa Nam đã từng phải đi bán máu nuôi miệng. Có người bán máu nhiều tới mức không nhớ nổi bao nhiêu lần.

Bán máu lấy tiền mua gạo

Ấp Đa Hòa Nam là một vùng đất khắc nghiệt thuộc xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Người dân nơi đây có tới gần 90% là người dân tộc Khmer. Đất đai cằn cỗi, nhiễm phèn, không có việc làm ổn định khiến người dân quanh năm nghèo đói.

Rồi không hiểu từ đâu “phong trào” bán máu nở rộ. Theo ông Thái Thanh Bình – Phó chủ tịch UBND xã Hòa Lợi, thì “phong trào” bán máu của người dân địa phương bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 1990 và bùng phát mạnh vào những năm 1996-1997. Ngày đó gần như cả ấp Đa Hòa Nam rủ nhau đi bán máu lấy tiền cầm cự qua cơn đói.

Ấp Đa Hòa Nam từng có truyền thông bán máu nuôi miệng

Người dân ở đây vẫn kể, một trong những người “tiên phong”bán máu ngày đó là vợ chồng bà Thạch Thị Mét, nay gần 50 tuổi. Gần 30 năm trước, vợ chồng bà Mét đến vùng đất này sinh sống. Khởi đầu cuộc sống với muôn ngàn khó khăn, hai vợ chồng làm lụng quần quật mà vẫn không kiếm đủ tiền nuôi đàn còn nheo nhóc.

Chồng bà Mét lại sức khỏe không tốt nên đau bệnh liên miên. Trong một lần chồng nhập viện, trong túi lại không có tiền, người phụ nữ nảy sinh ý định bán máu cứu chồng. Sau khi chồng xuất viện, gia cảnh còn trong cảnh bần hàn, cùng đường, hai vợ chồng lại thay nhau đi bán máu để sống lay lắt qua ngày.

Cùng chung hoàn cảnh với vợ chồng bà Mét,bà Kiên Thị Sa Khone cũng là một trường hợp như thế. Lần đầu tiên bà Khone đi bán máu là năm 1991, Khi đó bà mới sinh đứa con gái thứ 4 được 4 tháng. Nhà không còn gạo ăn, nghe phong thanh ông hàng xóm đi bán máu về có tiền mua gạo, dù còn yếu nhưng bà vẫn quyết định đi bán máu vì các con bà đã phải chịu đói nhiều ngày, còn bà cũng vì đói nên không còn sữa để cho đứa trẻ mới sinh bú.

Theo bà Khone, vào thời điểm đó, 1 “xị” máu (khoảng 250 ml) bà bán được 16.000 đồng. Số tiền này lúc đó cũng lớn lắm. Đi bán máu về, bà dùng hết tiền đó để mua gạo ăn dần, chừng đó cũng giúp gia đình bà no bụng được vài ngày. Khi về nhà, bà cũng chẳng nghỉ ngơi gì, lại lao đầu vào công việc. Cũng may hồi đó bà sức khỏe của bà tốt nên chẳng hề hấn gì.

Từ đó, cứ vài tháng một lần, bà Khone lại âm thầm đến bệnh viện để rút máu. Lâu dần đó như là một nguồn thu định kỳ không thể thiếu của gia đình. Đến nay bà Khone cũng không nhớ hết số lần mìnhđi bán máychỉ nhớ rằng trong những tờ giấy nhỏ ghi số lần bán máu của mình đã thay không biết bao nhiêu tờ.

Bà Khone không nhớ mình có bao nhiêu tờ giấy ghi số lầncho máu như thế này

Từ bán máu đến hiến máu tình nguyện

Ông Thái Thanh Bình – Phó chủ tịch UBND xã Hòa Lợi, thừa nhậnđúng làtrước đây có việc người dân ở ấp Đa Hòa Nam và một số ấp lân cận đi bán máu nuôi miệng.

“Ngày đó người dân đi bán máu nhiều tới mực bị lên án. Người ta cứ lén lút đi bán máu nên chính quyền cũng khó kiểm soát. Tới khi “phong trào” bán máu quá rầm rộ, nhiều cơ quan chức năng đã cùng phải vào cuộc để ngăn chặn”.

“Ngoài việc tuyên truyền cho cho người dân hiểu về tác hại của việc bán máu bừa bãi, chính quyền còn tìm nhiều biện pháp để tạo công ăn việc làm cho họ. Từ đó, đời sống người dân được cải thiện,việc bán máu cũng giảm dần và hoàn toàn chấm dứt vào khoảng năm 2000”.- ông Bình cho biết.

Ông Thái Thanh Bình – Phó chủ tịch UBND xã Hòa Lợi chia sẻ với PV

Những năm gần đây, do nhu cầu truyền máu tăng cao, lượng máu ở các bệnh viện luôn trong tình trạng khan hiếm. Nhận thấy, ở địa phương từng có “truyền thống” bán máu nuôi miệng, chứng tỏ người dân không ngần ngại về việc lấy di những giọt máu trên cơ thể mình. Từ đó chính quyền xã Hòa Lợi đã phát động phong trào hiến máu tình nguyện trong toàn bộ nhân dân.

“Ngay sau khi phong trào hiến máu tình nguyện được phát động thay cho việc đi bán máu theo kiểu tự phát, những người dân địa phương đều hưởng ứng nhiệt tình. Trong đó ấp Đa Hòa Nam vẫn là khu vực có nhiều người hưởng ứng nhất”. – ông Bình cho biết.

Những người như bà Thạch Thị Mét, vợ chồng bà Thạch Thị Út hay bà Khone đến nay kinh tế gia đình cũng đã khá hơn trước. Tuy nhiên do được tuyên truyền nên họ vẫn là những tình nguyện viên hiến máu đều đặn cho tới thời điểm này. Tiếp nối theo đó là những thế hệ sau họ cũng không ngần ngại cho đi những giọt máu của mình.

Với phong trào hiến máu tình nguyện phát triển mạnh mẽ, năm 2015 chính quyền và nhiều người dân ở xã Hòa Lợi đã nhận được bằng khen của ngành y tế.

Mạnh Đức

Nguồn: Báo Đất Việt

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

13 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago