Categories: Tin tức y học

Vụ cô giáo mầm non bị liệt nửa người: Lỗi không phải do mũi tiêm

Kết luận mới nhất cho hay cô giáo mầm non bị liệt nửa người do mắc hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn, nhiễm khuẩn tiết niệu.

Liên quan tới sự việc , kết luận mới nhất từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho hay nguyên nhân không phải do mũi tiêm tại khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Buổi hội chẩn toàn viện ngày 6/7 do GS.TS Ngô Quý Châu – Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – chủ trì. Ảnh: M.T.

Tại cuộc hội chẩn toàn bệnh viện ngày 6/7, các chuyên gia kết luận sơ bộ bệnh nhân mắc hội chứng liệt mềm 2 chi dưới – đề nghị làm lại và làm thêm một số xét nghiệm, thăm dò chức năng để chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán xác định.

Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm và thăm dò chức năng, ngày 11/7, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi hội chẩn liên viện với các chuyên gia Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Quân y 103.

Hội đồng đã thống nhất chẩn đoán hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn, nhiễm khuẩn tiết niệu do Streptococcus agalactiae.

“Người bệnh liệt mềm 2 chi dưới không phải do tiêm thuốc Nefopam 20 mg vào mông tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang”, hội đồng kết luận.

Dự kiến bệnh nhân được phối hợp điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện tại, các ngón chân trái của bệnh nhân Thảo đã bắt đầu hồi phục vận động. Thể trạng chung tốt hơn và bệnh nhân cũng hợp tác tốt hơn với thầy thuốc trong quá trình điều trị và chăm sóc.

TS.BS Dương Minh Tâm – Viện SKTT, Bệnh viện Bạch Mai đang thăm khám cho BN Thảo. Ảnh: M.T.

Trước đó, theo đơn phản ánh bà Trịnh Thị Mai, ngày 23/6, con gái bà là Hồ Thị Thảo (giáo viên dạy âm nhạc của trường Mầm non xã Đạo Đức) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang khám vì tê ngón cái và đau vùng vai, gáy. Bác sĩ chỉ định chị vào khoa Y học Cổ truyền điều trị bằng phương pháp châm cứu.

Chiều cùng ngày, sau khi chụp X-quang, chị Thảo được một nam điều dưỡng của khoa tiêm một mũi thuốc vào mông. 10 phút sau, bệnh nhân này có triệu chứng nôn, xỉu, từ thắt lưng xuống bàn chân mất dần cảm giác, không đi lại được và dần dần liệt nửa người dưới, phải nằm lại viện điều trị.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để điều trị.

Hà Quyên
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago