Chắc hẳn những ai đang đọc bài viết này đã từng tự hát 1 mình và cũng đã từng hát karaoke cùng bạn bè. Và chắc chắn cũng đã có lúc bạn so sánh 2 giọng hát đó, rồi cảm thấy giọng karaoke/thu âm cực kì “dở tệ”. Sao vậy nhỉ?
“Sao giọng mình khó nghe vậy ta?”.
Thực chất, đây là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra ở nhiều người. Tất nhiên, khoa học đã tìm hiểu và đã có câu trả lời thỏa đáng!
Như chúng ta đã biết, âm thanh chúng ta phát ra được tạo ra từ thanh quản – một bộ phận của đường hô hấp. Về cấu tạo, thanh quản bao gồm những mô hình nếp gấp. Khi có một luồng không khí đi qua, chúng sẽ rung động tạo nên âm thanh (phía sau vòm họng). Việc âm thanh phát ra khác nhau sẽ tùy thuộc vào sự đóng mở của vòm họng, nơi đặt lưỡi, cử động môi…
Nơi âm thanh phát ra.
Vậy bạn nghe được âm thanh mình như thế nào? Khi âm thanh phát ra, không chỉ qua mũi, miệng, nó còn đến tai bạn thông qua các mô và xương trong hộp sọ. Nên đôi khi, bạn cảm thấy rằng âm thanh có thể phát ra từ chính tai của mình.
“Tai sẽ nhận biết các âm thanh truyền từ ngoài vào khác với tự mình nói. Khi tự mình phát ra âm, một phần trong đó sẽ truyền qua xương và mô bị giảm tần số, làm ta có cảm tưởng như có thêm những âm trầm. Lúc này, những âm mà bạn phát ra dễ nghe hơn từ bên ngoài”, Rachel Feltman – một chuyên gia của Đại học Illinois, người đứng đầu nhóm nghiên cứu – cho biết với The Washington Post.
Ta có thể cảm nhận được âm thanh của chính mình không thông qua đường mũi và miệng.
Đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao giọng karaoke của chúng ta “dở tệ” hơn tự hát. Bởi đơn giản, khi hát vào micro, nó chỉ có thể nhận và chuyển được những âm thanh phát ra từ miệng thành tín hiệu điện. Tín hiệu này sau đó được tái tạo, khuếch đại lại để phát ra loa chứ không thể thu được những rung động của xương sọ và các mô bên trong đầu. Lúc này, các âm trầm không xuất hiện và kết quả là âm mà bạn hát karaoke sẽ thanh hơn so với lúc “tự hát tự nghe”.
Đừng buồn khi hát karaoke “dở”…
Rất may, các đầu karaoke hiện tại đã có thể cho phép chỉnh âm trầm thông qua hệ thống amply. Bạn có thể làm điều đó nếu cảm thấy “không quen” với giọng của mình.
Nhưng quan trọng nhất và để có thể điều chỉnh để hát hay hơn, bạn cũng tự nên “làm quen” với giọng karaoke đó. Bạn nên nhớ rằng ngay cả các ca sĩ cũng phải tự hát, tự nghe giọng thực của mình để cảm thấy bớt lạ lẫm và tự tin hơn trước khi biểu diễn.
…bởi rất nhiều người cũng giống như bạn.
“Nếu bạn lắng nghe thật nhiều giọng thực của mình, bạn có thể chấp nhận nó”, Aaron Johnson – một phó giáo sư đến từ Đại học Illinois, đồng tác giả nghiên cứu – kết luận.
Theo Thegioitre
Nguồn: ĐKN
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…