Sức khoẻ

Vì sao bệnh nhân COVID-19 có nồng độ oxy máu thấp lại có hệ miễn dịch yếu

Vì sao bệnh nhân COVID-19 có nồng độ oxy máu thấp (độ bão hòa oxy thấp) lại có hệ miễn dịch yếu

Theo các nhà khoa học, nồng độ oxy trong máu (hay độ bão hòa oxy trong máu) thấp ở bệnh nhân COVID-19 do tác động của bệnh này đến quá trình sản xuất hồng cầu.

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Stem Cell Reports cho biết, các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta – Canada đã làm sáng tỏ lý do tại sao nhiều bệnh nhân COVID-19, ngay cả những người không ở bệnh viện, đang bị thiếu oxy. Giảm oxy trong mô của cơ thể là tình trạng nguy hiểm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra lý do tại sao thuốc chống viêm dexamethasone lại là phương pháp điều trị hiệu quả đối với những người nhiễm virus.

Nhà khoa học Shokrollah Elahi, cho biết: “Nồng độ oxy trong máu thấp là vấn đề đáng lưu tâm ở bệnh nhân COVID-19. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng, cơ chế được nghĩ có thể là COVID-19 tác động đến quá trình sản xuất hồng cầu”.

Trong nghiên cứu, Shokrollah Elahi và nhóm của ông đã kiểm tra máu của 128 bệnh nhân mắc COVID-19. Bệnh nhân bao gồm những nhóm sau: bị bệnh nặng, được điều trị tích cực; nhóm có các triệu chứng trung bình, có nhập viện; nhóm mới có triệu chứng, chỉ nằm viện vài giờ.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành sẽ tràn vào tuần hoàn máu nhiều hơn, đôi khi chiếm tới 60% tổng số tế bào trong máu. Khi so sánh, tế bào hồng cầu chưa trưởng thành chỉ chiếm ít hơn 1%, hoặc không có chút nào, trong máu của người khỏe mạnh.

Shokrollah Elahi giải thích: “Các tế bào hồng cầu non cư trú trong tủy xương khiến chúng ta thường không nhìn thấy trong quá trình lưu thông máu. Điều này cho thấy rằng virus đang tác động đến nguồn gốc của những tế bào này. Do đó, để bù đắp cho sự cạn kiệt của các tế bào hồng cầu non khỏe mạnh, cơ thể đang sản xuất nhiều hơn đáng kể để cung cấp đủ oxy cho cơ thể”.

Vấn đề là các tế bào hồng cầu non không có khả năng vận chuyển oxy mà chỉ các tế bào hồng cầu trưởng thành mới có. Tiếp theo là những tế bào hồng cầu non rất dễ bị nhiễm COVID-19.

Khi các tế bào hồng cầu non bị virus tấn công, phá hủy, cơ thể không thể thay thế các tế bào hồng cầu trưởng thành – chỉ sống được khoảng 120 ngày, dẫn đến khả năng vận chuyển oxy trong máu bị suy giảm.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà virus lại lây nhiễm vào các tế bào hồng cầu non. Trong một số công trình nghiên cứu trước đó về HIV, Shokrollah Elahi đã chứng minh rằng, các tế bào hồng cầu non khiến một số tế bào nhất định dễ bị nhiễm HIV hơn. Trên cơ sở đó, họ đã bắt đầu bằng việc điều tra xem các tế bào hồng cầu non có thụ thể đối với SARS-CoV-2 hay không.

Vì sao bệnh nhân COVID-19 có nồng độ oxy máu thấp lại có hệ miễn dịch yếu

Sau một loạt các nghiên cứu, nhóm của Elahi đã trở thành nhóm tiên trên thế giới chứng minh rằng các tế bào hồng cầu non biểu hiện thụ thể ACE2 và một đồng thụ thể, TMPRSS2, cho phép SARS-CoV-2 lây nhiễm sang chúng.

Làm việc cùng với phòng thí nghiệm của nhà virus học Lorne Tyrrell tại Viện virus học Li Ka Shing, nhóm đã thực hiện xét nghiệm nhiễm trùng điều tra với các tế bào hồng cầu non từ bệnh nhân COVID-19 và chứng minh những tế bào này đã bị nhiễm SARS-CoV-2 virus.

Shokrollah Elahi nói: “Những phát hiện này rất thú vị nhưng cũng cho thấy hai hệ quả. Đầu tiên, các tế bào hồng cầu non là những tế bào đang bị nhiễm virus, khi virus giết chết chúng, nó buộc cơ thể phải cố gắng đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy bằng cách bơm thêm nhiều tế bào hồng cầu non ra khỏi tủy xương. Nhưng điều đó chỉ tạo thêm mục tiêu cho virus. Các tế bào hồng cầu non thực sự là tế bào ức chế miễn dịch mạnh; chúng ngăn chặn sản xuất kháng thể, ngăn chặn khả năng miễn dịch của tế bào T chống lại virus, làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng minh rằng các tế bào hồng cầu non nhiều hơn có nghĩa là phản ứng miễn dịch của cơ thể yếu đi, khả năng chống lại virus sẽ yếu hơn.”

Sau khi phát hiện ra rằng các tế bào hồng cầu non có các thụ thể khiến chúng bị lây nhiễm bởi coronavirus, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thử nghiệm các loại thuốc khác nhau để xem liệu chúng có thể làm giảm tính nhạy cảm của các tế bào hồng cầu non với virus hay không.

Shokrollah Elahi cho biết: “Chúng tôi đã thử dùng thuốc chống viêm dexamethasone, loại thuốc mà chúng tôi biết đã giúp giảm tỷ lệ tử vong, thời gian mắc bệnh ở bệnh nhân COVID-19, và chúng tôi nhận thấy sự lây nhiễm của các tế bào hồng cầu non đã giảm đáng kể”.

Khi nhóm nghiên cứu bắt đầu khám phá lý do tại sao dexamethasone lại có tác dụng như vậy, họ đã tìm thấy hai cơ chế được nghĩ đến:

– Thứ nhất, dexamethasone ngăn chặn phản ứng của các thụ thể ACE2 và TMPRSS2 đối với SARS-CoV-2 trong các tế bào hồng cầu non, làm giảm cơ hội nhiễm trùng.

– Thứ hai, dexamethasone làm tăng tốc độ trưởng thành của các tế bào hồng cầu non, giúp tế bào rụng nhân nhanh hơn. Nếu không có hạt nhân, virus không có nơi nào để tái tạo. May mắn thay, việc đưa những phát hiện này vào thực tế không đòi hỏi những thay đổi đáng kể trong phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện nay.

Trong năm qua, dexamethasone đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị COVID-19, nhưng vẫn chưa có sự hiểu biết rõ ràng về lý do, cách thức hoạt động của nó.

Yhocvn.net (Theo medicalxpress.com)

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

3 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago