Sức khoẻ

Vai trò quan trọng của từng loại Vitamin đối với sức khỏe?

Có lẽ bạn cũng từng biết, ăn một chút gạo không giã sẽ khỏi được bệnh tê phù. Đó là sự thật. Từ thực tế lâu đời đó, con người đã qua nhiều lần thí nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân của việc ăn gạo không giã khỏi bệnh tê phù. Từ năm 1913 ở Ba lan đã công bố tìm ra một chất chế từ cám gạo – đó là vitamin B1 phát hiện thấy nó có thể chữa được bệnh tê phù. Phát hiện này được giới y học rất chú ý.

Cũng vào năm 1913 người ta lại phát hiện ra trong sữa có vitamin A. Năm 1915 phát hiện ra vitamin B trong mạch nha và sữa. Năm 1918 phát hiện ra vitamin C. Qua mấy chục năm không ngừng nghiên cứu, tìm tòi người ta đã tìm ra hơn 20 loại vitamin. Đồng thời con người cũng đã thành công trong việc điều chế nhân tạo ra chúng.

Công dụng chủ yếu của vitamin là gì?

Công dụng của vitamin B1:

Vitamin B1, hay còn gọi là thiamin, có tác dụng hỗ trợ các vitamin nhóm B khác giúp phá vỡ và giải phóng năng lượng từ thực phẩm. Thiamin không thể được lưu trữ trong cơ thể, nên bạn cần bổ sung nó trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu uống bổ sung, bạn nên tiêu thụ ít hơn 100 mg vitamin B1/ngày.

Công dụng của vitamin A:

Vitamin A giúp cho sinh trưởng. Không có vitamin A, sinh trưởng bị đình trệ, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng đang ở giai đoạn phát triển chiều cao. Vitamin A còn làm tăng sức đề kháng chống bệnh tật, làm tăng thị lưc. Một số người ban ngày có thể nhìn được rõ mọi vật, nhưng hễ cứ tối đến là không thấy gì. Sách cổ có nói: “Ăn gan lợn có thể hết bệnh mờ mắt”. Bây giờ thì ai cũng biết, trong gan lợn nhiều vitamin A. Người thiếu vitamin A sẽ mắc chứng “quáng gà”.

Công dụng của vitamin E:

Giúp tuần hoàn máu tốt và bảo vệ tránh các gốc tự do. Thực phẩm giàu vitamin E nhất là quả hạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm từ các loại hạt khác, hạt hướng dương và cà chua để có thêm lợi ích.

Công dụng của vitamin B2:

Vitamin B2, hay còn gọi là riboflavin, tốt cho mắt, da, hệ thần kinh, đồng thời giải phóng năng lượng cơ thể từ thực phẩm bạn tiêu thụ. Ánh sáng tia cực tím có thể phá hủy riboflavin, do vậy, bạn nên bảo quản thực phẩm giàu vitamin B2 ở nơi tối, thoáng mát.

Công dụng của vitamin C:

Vitamin C cũng trợ giúp cho sự phát triển của cơ thể tăng sức đề kháng chống viêm nhiễm làm cho xương và răng khỏe; các huyết quản bền chắc, không bị xơ vữa. Những người sinh sống lâu trên tàu biển hoặc nơi ít được ăn rau xanh thường hay mắc một loại bệnh rất lạ là bệnh “hoại huyết”. Người mắc bệnh này hay chảy máu chân răng, trên da thường xuất hiện những vùng xuất huyết tím đen. Đó là do thiếu vitamin C.

Công dụng của canxi:

Giúp xương và răng chắc khỏe. Hầu hết mọi người đều biết nguồn khoáng chất này có nhiều nhất trong các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho-mát và sữa, cùng với đậu phụ và mật đường đen.

Công dụng của vitamin B12

Vitamin B12 có nhiều chức năng quan trọng như bảo vệ các tế bào máu đỏ, hệ thống thần kinh, giải phóng năng lượng từ thực phẩm, sản xuất axit folic. Cơ thể thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu. Thông thường, vitamin B12 có trong thịt, cá, sữa, không được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc, vì vậy, người ăn chay có thể không nhận đủ loại vitamin này.

Công dụng của vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được phospho và canxi giúp bộ xương phát triển vững chắc. Thiếu nó sẽ còi xương hoặc mềm xương.

Công dụng của Kẽm:

Giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng trưởng và sinh sản. Các loại hải sản như con hàu cũng giàu kẽm, cùng với rau bina, hạt điều, đậu và tiếp đó là sôcôla đen.

Công dụng của vitamin B6:

Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, cho phép cơ thể sử dụng và lưu trữ năng lượng từ protein và carbohydrate trong thức ăn, đồng thời tạo hemoglobin trong các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin B6 (hơn 200 mg/ngày) trong một thời gian dài có thể gây mất cảm giác ở chân, tay, gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.

Công dụng của vitamin K:

Cải thiện quá trình đông máu. Nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin K nhất là rau xanh. Để đảm bảo đủ lượng vitamin K trong cơ thể, bạn nên ăn nhiều cải xoăn, rau bina, cải bruxen và súp lơ xanh.

Nói chung vitamin hay sinh tố là một lư

ợng chất “tươi” nhỏ, rất cần cho cơ thể, không thể thiếu được. Cơ thể không thể tự điều chế được mà phải trông cậy ở thành phần của thức ăn. Nó có nhiều trong rau, đậu tươi,trong gan cá,… và nó phụ thuộc vào cách chế biến vì nó dễ bị nhiệt độ cao làm biến chất và mất tác dụng.

Nói như thế không có nghĩa là dùng vitamin quá nhiều, kể cả thuốc tiêm. Khi cơ thể có nhiều vitamin, nó trở lên “lì” trước thức ăn và không chịu khó sàng lọc để cung cấp cho cơ thể nữa. Nếu ta dừng hoặc không cấp thường xuyên đủ các loại, có thể sẽ khó khăn vì thiếu vitamin, do không quen hấp thụ nữa. Mọi việc cũng nên cứ đều đều và rèn luyện tổt mới mong có một cơ thể cường tráng.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago