Categories: Mẹ và bé

Tuyệt đối không cho trẻ dưới một tuổi dùng mật ong

Mật ong rất tốt cho cơ thể, song, với trẻ dưới một tuổi, thực phẩm này lại trở thành “chất độc”. Nguyên nhân là gì?

Trẻ dễ trúng độc vì mật ong

Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho hay mật ong rất bổ dưỡng với nhiều vitamin B1, B2, đường glucose, đường fructoze, nhiều loại axit hữu cơ và các nguyên tố vi lượng có ích cho sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, với hệ thống đường ruột chưa được hoàn thiện, còn non nớt và dễ nhạy cảm củatrẻ nhỏ, mật ong không phải là thực phẩm an toàn. Bởi trẻ có thể bị nhiễm khuẩn botulinum từ thực phẩm này.

Bác sĩ Tường Vi cho hay, trong bụi đường và trong đất thường có vi khuẩn otulinum. Quá trình đi lấy phấn hoa, có thể ong đã mang theo phấn hoa và mật có nhiễm loại vi khuẩn này về. Do đó, khi chúng ta cho trẻ ăn mật ong, vô tình có thể đưa độc tố vào cơ thể trẻ.

Các biểu hiện trúng độc ở trẻ như bị táo bón kéo dài, tiếng khóc yếu, khả năng mút sữa yếu, khó thở, thậm chí là bại liệt,…

Ngoài ra, vẫn theo bác sĩ Tường Vi, mật ong còn chứa nhiều thành phần có thể gây kích thích dậy thì sớm.

Do đó, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo, tốt nhất bạn không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi.

Mật ong + B1 = sai lầm

Mật ong trộn B1 là “sản phẩm tự chế” của rất nhiều mẹ hiện nay nhằm trị chứng biếng ăn cho con. Không ít người sau khi dùng cách này đã vui mừng vì con ăn ngon hơn trước.

Giải thích lý do, bác sĩ Tường Vi cho hay B1 có tác dụng chuyển hoá chất bột, glucid, acid béo, kích thích tiêu hóa nên khiến trẻ ăn tốt hơn. Có thể lúc này, cơ thể trẻ được bù đắp lượng vitamin B1 đang thiếu.

Tuy nhiên, việc tùy tiện kết hợp như vậy là hoàn toàn sai lầm. Biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, không phải chỉ do thiếu vitamin B1, mà có thể do chuyển hóa kém, rối loạn tiêu hóa, do bệnh lý, tâm lý hoặc do khẩu phần ăn không phù hợp như ăn mãi một món, bữa ăn không đa dạng phong phú.

Đặc biệt, trong mật ong có chứa rất nhiều B1. Nếu kết hợp thêm với B1 sẽ gây thừa vitamin loại này. Đó chính là nguyên nhân khiến trẻ táo bón, khó tiêu.

“Vitamin B1 được đánh giá là an toàn và độc tính của loại vitamin này rất yếu, tuy nhiên có cần thiết phải bổ sung loại vitamin này hay không cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Thừa hoặc thiếu vitamin B1 đều không tốt cho sức khoẻ. Những hệ luỵ có thể xảy ra khi thừa vitamin B1 là bị ngộ độc, chóng mặt, choáng váng, dị ứng cơ thể. Do đó, không phải tất cả trẻ biếng ăn dùng B1 đều sẽ hiệu quả.”, bác sĩ Tường Vi khuyến cáo.

Mức khuyến cáo về sử dụng vitamin B1

– Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi: 200 mcg/ngày.

– Trẻ từ 7-11 tháng tuổi: 300 mcg/ngày.

– Trẻ từ 1-3 tuổi: 500 mcg/ngày.

– Trẻ từ 4-8 tuổi: 600 mcg/ngày.

– Trẻ từ 9-13 tuổi: 900 mcg/ngày.

Hà Quyên
Nguồn: zing

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

10 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago