Chần thịt qua nước sôi
Nhiều người đặc biệt là các bà nội trợ xem đây là cách để diệt khuẩn, giảm bớt các chất bẩn bám trên miếng thịt. Tuy nhiên, thực tế đây không phải là cách làm đúng. Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia thực phẩm) cho hay, khi cho thịt vào nước sôi để chần khiến cho miếng thịt co lại. Khi đó, miếng thịt lại giữ các hóa chất bên trong chặt hơn.
Sở dĩ thịt co và biến tính do dinh dưỡng của thịt là protein, các axit amin và vitamin nằm trong tế bào cơ protein. Để luộc thịt chuẩn cần rửa sạch dưới vòi nước sạch hoặc nước muối pha loãng. Khi đã rửa sạch thì đưa luộc luôn không chần đi chần lại khiến vi khuẩn thâm nhập vào bên trong,
Để bỏ hết mùi hôi khi luộc thịt cần đun nồi nước sôi cho giấm, muối vào. Khi nồi nước sôi lên thì thả thịt vào. Tiếp đó đổ nước rồi rửa thịt sạch sau đó luộc cho đến khi chín. Thịt chỉ chín khi xiên qua không còn nước hồng chảy ra.
Ngâm rau, củ, quả vào nước muối
Dùng nước muối pha loãng để ngâm rau, củ, thực phẩm nhằm tiêu diệt vi khuẩn là thói quen phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Du Thịnh cho rằng, cách này chỉ góp phần diệt một ít vi khuẩn chứ không phải diệt hoàn toàn như mọi người vẫn nghĩ. Mặt khác, cách này không có tác dụng loại bỏ thuốc trừ sâu hay hóa chất như nhiều người vẫn nghĩ lâu nay.
Còn bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải cũng cho rằng, nước muối không thể tiêu diệt hết vi khuẩn và tồn dư hóa chất. Thậm chí, nếu ngâm rau, củ, quả trong nước muối quá đặc còn khiến rau, củ bị bầm dập, nát gây ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng cũng như làm mất đi độ ngon sau khi chế biến.
Cách tốt nhất để loại bỏ chất bẩn trong rau, củ, quả là ngâm chúng vào chậu nước sạch cho các bụi, bùn đất rời ra sau đó tiếp tục rửa dưới vòi nước sạch.
Chần rau qua trước khi luộc
Việc chần rau trước khi luộc chính thức được mọi người nghĩ là cách làm đúng để đảm bảo rau được sạch sẽ, các chất bẩn sẽ rời ra khi bị tác động trong nước sôi nóng. Nhưng cách làm này lại không đúng. Bởi vì, nếu làm như vậy, những chất dinh dưỡng trong rau sẽ ra ở nước chần. Khi đó, bạn ăn rau sẽ bị hao hụt những chất dinh dưỡng cơ bản.
Khi bạn đã chần một lần rồi mới ăn thì độ ngon của rau sẽ giảm bớt và nước luộc cũng không có được độ ngon, ngọt và thanh như luộc ngay lần đầu.
Ngâm rau càng lâu sẽ càng sạch
Đây là quan niệm sai lầm. Nếu ngâm rau quá lâu, thành phần bên ngoài sẽ bị nát bét và khi bạn luộc hay xào đều mất đi độ ngon. Việc ngâm rau lâu cũng làm phần nào chất dinh dưỡng bị giảm đi trong khi ngâm.
Ngâm rau càng lâu mà khi rửa không nhiều nước thì cũng có thể không loại bỏ được vi khuẩn ra khỏi rau. Do đó, sự chủ quan này có thể khiến đưa vi khuẩn, chất bẩn vào trong cơ thể mà chính bạn không hay biết.
Anh Minh (Tổng hợp)
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…