Vài năm trước, khi phong trào nuôi chó ngao Tây Tạng của giới nhà giàu Trung Quốc lên tới đỉnh điểm, một con chó ngao có đôi mắt buồn, bộ bờm như sư tử có thể đáng giá tới 200.000 USD (khoảng 4,5 tỉ đồng) và tận hưởng cuộc sống dễ chịu trong các khu dinh thự xa hoa của một số tài phiệt ngành than. Nhưng giờ đây họ sẵn sàng bán chúng cho quán nhậu với giá chỉ 5 USD ( khoảng 110 nghìn đồng) không thương tiếc.
Chó ngao Tây Tạng là một cái tên đã rất nổi tiếng được xem như một loài động vật quý bởi ngoại hình rất đặc biệt, hoang dã, thông minh và khỏe khoắn. Vì vậy các trang trại nhân giống và lai giống chó ngao lần lượt ra đời. Nhưng câu chuyện đến đây mới chỉ bắt đầu. Khi sức mua đối với các mặt hàng xa xỉ của Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng vì áp lực từ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Số phận của những con chó ngao Tây Tạng, giống chó chăn gia súc hung dữ nhất nhì thế giới, có nguồn gốc từ cao nguyên Himalaya, từng là “trang sức” không thể thiếu của các đại gia Trung Quốc, cũng không nằm ngoài guồng quay đó.
▼ Các phương tiện truyền thông Trung Quốc báo cáo rằng: Vào năm 2012 ở tỉnh Thanh Hải xuất hiện ba con chó ngao Tây Tạng và một con báo tuyết lang thang. Và giờ đây số lượng đó đã lên tới hàng nghìn con.
▼ Dân du mục Tây Tạng từ lâu sử dụng chó ngao để canh gác vào ban đêm, chống lại kẻ trộm gia súc và chó sói. Là một loài chó hoang dã được thuần hóa, với tiếng sủa lớn, ngao Tây Tạng có khả năng thích nghi cao với cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông và điều kiện không khí loãng ở vùng cao nguyên. Nhưng số phận của chúng giờ đây đã trở thành miếng mồi ngon cho các trại tập trung giết mổ trái phép với cái giá chỉ 5 USD/con (khoảng 110 nghìn đồng/con).
▼ Gần 1000 con chó ngao Tây Tạng bị bỏ rơi sau khi các cơ sở kinh doanh và nhân giống loài chó này ngừng hoạt động. Tháng 5-2016, tu viện Surmang Namgyaltse đã xây dựng một nơi trú ẩn cho hàng ngàn con chó ngao Tây Tạng rộng hơn 8 mẫu Anh. Tu viện Surmang Namgyaltse bắt đầu nhận thấy giống chó này đi lạc ngày càng nhiều từ cuối năm 2015. Ngoài tấn công người dân, một số chúng còn tấn công gia súc bên cạnh sự quấy phá của đám sói rừng.
▼ Từ năm 2013 đến nay, khoảng một nửa trong số 95 người nuôi chó ngao chuyên nghiệp ở Trung Quốc đã bỏ nghề, theo số liệu của Hiệp hội Chó ngao Tây Tạng. Trại nuôi chó ngao thuần chủng từng phát triển rất thịnh vượng ở Thành Đô, Tứ Xuyên, hiện bị biến thành một chợ bán thú cưng và công viên thủy sinh. “Nếu có cơ hội làm ăn tốt hơn, tôi sẽ từ bỏ nghề này”, ông Gombo, một người nuôi chó ngao nói. Ông cho biết tiền thức ăn một ngày cho mỗi con chó từ 50 – 60 USD, “Áp lực mà chúng tôi phải gánh quá lớn”, ông cũng nhấn mạnh.
▼ Hiện nay chính quyền địa phương đã xây dựng 5 trại nuôi chó lạc có sức chứa hơn 5000 con. Tuy nhiên vì lượng thức ăn hàng ngày cho chúng là quá lớn (một con chó ngao Tây Tạng trưởng thành có thể tiêu tốn vài trăm USD tiền thức ăn mỗi tháng.) nên các nhà tu hành dùng mì lúa mạch và thức ăn thừa xin ở các ngôi làng lân cận để cho chúng ăn. Dù vậy vẫn rất cần sự dang tay cứu trợ của các nhà hảo tâm.
Bà Mary Peng, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Trung tâm Thú y Quốc tế ở Bắc Kinh nói: “10 năm trước, phong trào nuôi chó becgie, golden retriever, chó đốm, rồi husky rất thịnh. Nhưng nhìn vào mức giá trên trời của giống chó ngao Tây Tạng cách đây vài năm tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày chúng lại bị nhồi nhét trên những xe chở thịt”.
Hải yến TH
Nguồn: ĐKN
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…