Khi một người bị nhiễm giun, không nhất thiết gây lợm giọng buồn nôn vì đây còn là một triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau của cơ quan tiêu hóa như bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh tuỵ tạng cũng như bệnh ngoài cơ quan tiêu hóa (bệnh tim mạch, bệnh thận…).
Những dấu hiệu để có thể nghĩ đến nhiễm giun bao gồm:
– Có cơn ho thất thường, đôi khi bị khản tiếng lạc giọng, giấc ngủ không ngon, tiết nước bọt nhiều về đêm, có khi ướt cả gối.
– Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, ăn không tiêu hay bị rối loạn tiêu hóa hay đi phân sống, lỏng tanh, nếu nhiễm giun kim còn có biểu hiện ngứa hậu môn…
Triệu chứng lâm sàng là có cơn đau quanh vùng rốn, cơn đau thường khỏi tự nhiên và bệnh nhân có thể nôn hay đại tiện ra giun; Có khi đau vùng gan giống như viêm đường mật.
Điều trị giun nói chung, giun đũa nói riêng rất đơn giản nhưng phải tuân theo nguyên tắc: đúng liều lượng, đúng phương pháp được hướng dẫn trong đơn. Không nên tẩy giun trong cơn đau bụng giun và những bệnh nhân có suy thận.
Để biết mình có phải nhiễm giun, cần đi khám, xét nghiệm phân tìm trứng giun cũng như xác định nhiễm loại giun gì để dùng thuốc thích hợp. Chẳng hạn cách tẩy giun móc khác giun đũa và giun kim. Vì vậy, bạn không nên tự mua thuốc để uống khi không có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.
Theo BS Trần Quang Nhật/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…