Categories: Truyền nhiễm

Triệu chứng bệnh sởi và cách chăm sóc trẻ bị sởi

Bệnh sởi thường hay biến thành dịch vào mùa đông là một bệnh sốt truyền nhiễm do vi rút gây ra và thường lây qua đường hô hấp, nên khi tiếp xúc nói chuyện với người mắc bệnh sởi bạn dễ dàng bị lây nhiễm. Vậy triệu chứng bệnh sởi và cách chăm sóc trẻ bị sởi là gì?

Triệu chứng bệnh sởi và cách chăm sóc

Triệu chứng bệnh sởi

  1. Thời kỳ bắt đầu mắc:
    Thường đầu tiên trẻ có biểu hiện sốt cao, có khi lên đến 40 độ.
    – Mắt bị đỏ, chảy nước mắt rồi biến chứng nặng lên thành viêm kết mạc. Một số trường hợp mí mắt sưng dính chặt vào nhau.
    – Trẻ hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể dẫn tới viêm thanh quản, mất tiếng, đau họng khi nói. Khám trong miệng thấy xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti. Đây là lúc bệnh dễ bị lây nhất.
  2. Thời kỳ mọc ban sởi:
    Thời kỳ này sẽ kéo dài từ 3 đến 4 ngày, các ban sởi sẽ mọc lan ra các bộ phận khác rất nhanh từ tai xuống ngực, bụng, lưng, chân. Ban sởi thường có màu đỏ to từ 1 đến 1,5 mm không gây ngứa. Trong thời gian này trẻ liên tục bị sốt hành hạ.
  3. Thời kỳ lui bệnh:
    Nếu không bị biến chứng thì những ban sở tự nhiên xuất hiện thì cũng tự nhiên biến mất tuy nhiên vẫn để lại những vết thâm, vết vằn trên da nhìn như da hổ. Trẻ sẽ hoàn toàn hết sốt và không có bất kỳ biểu hiện gì về sức khỏe nữa.
    – Nếu bị biến chứng: Dù ban sởi đã biến mất nhưng trẻ vẫn bị sốt cao, trẻ trở nên biếng ăn, hơi thở hôi có thể mắc phải viêm miệng hoại tử, viêm phế quản, viêm não, viêm thanh quản, viêm ruột…ỉa chảy kéo dài dẫn đến sút cân nghiêm trọng, suy dinh dưỡng.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

  • Cho trẻ nằm nơi mát mẻ thoáng khí, không cần phải kiêng nước, kiêng gió.
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tắm rửa hằng ngày, vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Rửa, nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ ngày.
  • Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt cao thì nên hạ nhiệt bằng cách dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế uy tín để bác sỹ kiểm tra đề phòng những biến chứng nguy hiểm gây viêm nhiễm các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng tốt cho hệ tiêu hóa, nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước hoa quả, uống nhiều nước để phòng bé bị mất nước do tiêu chảy hoặc sốt cao.

Cách phòng bệnh sởi cho trẻ

  • Trẻ từ 9 tháng tuổi nên cho đi tiêm văc xin phòng bệnh sởi.
  • Trong giai đoạn đầu khi trẻ phát bệnh nên cách ly để tránh lây lan sang các bạn khỏe mạnh khác.
  • Trẻ còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường rất ít khi bị sởi. Tuy nhiên không nên chủ quan mà đưa bé đi khám để có hướng điều trị kịp thời.

Trên đây là triệu chứng bệnh sởi và cách chăm sóc trẻ bị sởi để bé mau khỏi bệnh, giảm biến chứng nguy hiểm do sởi gây, giúp bé khỏe mạnh hơn. Chúc các bé mau khỏi bệnh nhé!

adminyhoc

Recent Posts

Các bài tập phòng ngừa đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô…

17 hours ago

Đục thủy tinh thể tuổi 50 + điều trị như thế nào

Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) thường gặp ở tuổi 50+ và là một trong…

2 days ago

Các bệnh về mắt thường gặp ở tuổi 50+

Các cụ xưa thường nói đến tuổi ngũ tuần sức khoẻ suy giảm, mắt mờ,…

2 days ago

Trầm cảm căn bệnh không thể xem thường ở tuổi 50

Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…

4 days ago

Nhóm thực phẩm khắc tinh của bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là một thuật ngữ chung để chỉ các trạng thái ảnh hưởng…

5 days ago

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

1 week ago