Không ai phủ nhận được vai trò của kháng sinh, nhưng mặt trái của nó lại chính là tác động tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn có ích trong ruột,
Lần thứ ba trong tháng phải xin nghỉ ở nhà trông con, chị Thương (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã gần như đã không còn đủ kiên nhẫn. Bé Bống nhà chị 5 tuổi, gần như tháng nào cũng một lần ốm. Đi khám ở bệnh viện, xét nghiệm đủ kiểu, chị cũng chỉ nhận được một câu trả lời từ bác sĩ: “Cháu bé không có vấn đề gì đặc biệt cả, chỉ có sức đề kháng là hơi yếu thôi, cần phải chịu khó ăn hơn nữa!” Nhưng bản thân bé Bống rất chịu khó ăn, mà ốm vẫn hoàn ốm. Nỗi lo của chị càng lớn hơn nữa, khi sang năm thôi là Bống vào lớp 1 rồi, chị đã đành, bé làm sao cứ xin nghỉ học vài ngày mỗi lần ốm đây?
Kém may mắn hơn chị Thương, bé Ngọc Anh của chị Hậu (Hoàng Mai, Hà Nội) lại còn thêm chứng lười ăn. Sau một đợt ho kéo dài hồi 2 tuổi, sau khi uống và tiêm kháng sinh, bệnh khỏi thì cũng là lúc bé bắt đầu ăn kém đi, sức khỏe giảm đi trông thấy. Bệnh thường hay gặp nhất của bé là ho, sổ mũi, viêm họng, kèm theo sốt cao. Cứ lâu lâu lại một lần, dù mỗi lần ốm không quá lâu nhưng không khỏi làm cho anh chị bối rối. Cũng đi bệnh viện, cũng thuốc nọ thang kia, nhưng kết quả vẫn không hề được cải thiện!
Những trường hợp như của chị Thương, chị Hậu nói trên không phải là hiếm gặp. Tại sao con trẻ lại dễ bị ốm vặt như thế, có cách nào giúp chữa trị dứt điểm và an toàn hay không, là “câu hỏi chưa lời đáp” của không ít các ông bố bà mẹ hiện nay.
Vòng luẩn quản của kháng sinh
Càng ngày, việc lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh càng trở thành một vấn đề lớn. Không chỉ cho người lớn, nhiều kháng sinh cũng được các bác sĩ mạnh tay kê cho đối tượng trẻ em. Không ai phủ nhận được vai trò của kháng sinh trong việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng mặt trái của nó lại chính là tác động tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn chí có ích trong ruột, dẫn đến loạn khuẩn ruột sau khi điều trị lâu dài bằng kháng sinh!
Trong khi đó, 70% các tế bào miễn dịch được sinh ra tại các hạch bạch huyết trong thành ruột. Mất đi hệ vi khuẩn chí có ích, khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt. Hệ miễn dịch suy yếu đi, cũng có nghĩa là các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn … dễ dàng tấn công và gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Và mỗi khi trẻ ốm, đơn giản như nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, viêm họng, nóng sốt … thì một trong những cái đầu tiên chúng ta nghĩ đến, đó là kháng sinh!
Sữa chua, men tiêu hóa sống – khả năng còn giới hạn
Chúng ta luôn cho rằng ăn nhiều sữa chua để bổ sung các vi khuẩn có ích là có lợi cho sức khỏe, giúp chống loạn khuẩn ruột. Điều này hoàn toàn đúng, tuy nhiên tác động còn rất hạn chế. Vì hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt ở trong môi trường axit dạ dày, nên khả năng chúng “đi qua” được dạ dày và phát huy tác dụng ở ruột là khá thấp, chỉ vào khoảng 5-10%. Thế thì, bài toán của chúng ta ở đây là, làm sao để gia tăng được hệ miễn dịch một cách hiệu quả và an toàn nhất?
Immune Gamma – “năng lượng” cho hệ miễn dịch
Đã có rất nhiều các nghiên cứu và bài báo gần đây nói về loại nguyên liệu công nghệ sinh học mới này. Được nghiên cứu thành công tại Mỹ, immune gamma giải được một lúc ba bài toán lớn của hệ miễn dịch.
Một, là vì immune gamma là các tiểu phân rất nhỏ chiết xuất từ thành vách tế bào vi khuẩn thuần chủng lành tính Lactobacillus fermentum, nên khi uống không hề bị ảnh hưởng của axit dạ dày, trực tiếp và toàn vẹn đi đến hệ ruột non, ruột già để phát huy tác dụng.
Hai, là vì immune gamma vừa có tác dụng kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các tế bào miễn dịch không đặc hiệu – lympho B và T, vừa trở thành “thức ăn” để nuôi các tế bào miễn dịch này, nên có thể gia tăng hệ bạch cầu thường trực lên đến 130% – giúp tạo dựng “tấm lá chắn” vững chắc chống lại các bệnh viêm nhiễm hay gặp.
Ba, immune gamma dễ được các vi khuẩn chủng Lactobacilli hấp thụ cho quá trình sinh trưởng, nên giúp gia tăng một cách đáng kể lượng vi khuẩn có ích trong đường ruột, vừa giúp tiêu hóa tốt lại vừa giúp tăng cường miễn dịch một cách an toàn, dài lâu.
Được biết, công nghệ sản xuất immune gamma đã được chuyển giao thành công tại Việt Nam. Chúng ta là nước thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ sở hữu công nghệ sản xuất loại nguyên liệu công nghệ sinh học cao cấp này.
Và giải pháp mới cho trẻ hay ốm vặt
Immunne gamma đã được kết hợp cùng các dược liệu có tác dụng tăng cường miễn dịch khác như Hoàng kỳ, Hoài Sơn, Dấp cá trong sản phẩm BigBB, với mong muốn đem lại một “lối ra” chắc chắn cho những bậc phụ huynh đang bế tắc với vấn đề “tại sao con hay ốm vặt …”. Chỉ với 1-2 gói cốm mỗi ngày pha trong nước hoặc sữa, sau từ 1 đến 2 tháng trẻ sẽ được tăng cường hệ miễn dịch lên một cách mạnh mẽ, giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát các bệnh lây nhiễm thường gặp. Ngoài ra BigBB còn giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón ở trẻ. Thông tin đầy đủ về immune gamma và BigBB, độc giả có thể truy cập www.bigbb.vn để biết thêm chi tiết./.
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…