Những mẫu rối loạn cảm giác vận động miệng của trẻ bại não bao gồm:
Thè lưỡi
Phản xạ cắn kèo dài
Phản xạ nôn mạnh một cách bất thường
Tăng cảm giác xúc giác trong khoang miệng và chảy nước dãi.
Tất cả những vấn đề này xuất hiện thường liên quan đến kiểm soát đầu cổ, vai và thân mình. Nuôi ăn đường miệng hoàn toàn phụ thuộc và tư thế phần trên cơ thể là thân, cổ và đầu (Larnett & Ekberg, 1995). Trẻ thường ho trong bữa ăn, sặc vì có tiền sử viêm phổi.
Trẻ bại não cũng thường gặp các khó khăn về nhai, phản xạ thè lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài. Đôi khi lưỡi lại được giữ chặt lên trên vòm cứng, làm cho thức ăn bị ép lại thay vì được nhai. Vì thế, khi thức ăn được đưa ra phía sau khoang miệng, không tạo được viên thức ăn để tạo phản xạ nuốt, dẫn đến kết quả là nôn (ói) và sặc.
Bên cạnh những khó khăn trong kiểm soát tư thế, những khó khăn của vận động đầu cổ, chi trên, cầm nắm làm cho trẻ bại não khó đạt được những kỹ năng tự ăn uống.
Vì tất cả những vấn đề và nguyên nhân trên, các nhà chuyên môn của chúng tôi đưa ra các phương án xử trí với mục đích
Bảo đảm dinh dưỡng và an toàn trong khi ăn. Tránh hít sặc thức ăn
Hình thành mẫu hoạt động ăn uống đúng cảu môi, lưỡi, hàm.
Giúp trẻ tự lập trong việc ăn uống, hình thành hành vi ăn uống tốt.
1. Điều hòa cảm giác vùng môi miệng
– Thu nhận cảm giác từ phần xa đến phần gần: hai tay, mặt, miệng
– Xoa bóp bằng ngón tay hai bên cơ má, trên lưỡi, bên trong má và lợi của trẻ với lực thích hợp.
– Kết cấu và nhiệt độ của thức ăn cung cấp nhận thức và điều hòa cảm giác trong miệng. Thức ăn đặc và rắn cung cấp được nhiều thông tin về cảm giác nhiều hơn cho trẻ.
2. Tư thế bú đúng
– Tư thế sai thường gặp: Trẻ nằm ưỡn đầu ra sau, hai chân duỗi. tư thế này làm trẻ khó bú.
Tư thế cho trẻ ăn
Một số tư thế sai thường gặp
– Đưa muỗng (thìa) từ trên cao xuống, làm cho trẻ ưỡn người ra sau, khó nhai và nuốt.
– Trẻ ưỡn ngược ra sau, không thể ăn uống được.
Các tư thế tạo thuận cho ăn uống
– Tư thế ngồi vớ đầu và lưng thẳng, hai tay hướng về đường giữa, bảo đảm sự thư giãn, thoải mái và tạo thuận cho hoạt động ăn uống.
– Giữ đầu và tay trẻ gập đưa về trước. Luôn luôn giữ thức ăn và thức uống từ phía dưới lên và từ phía trước tới.
– Đặt trẻ ngồi hơi ngả sau đề giữ thẳng bằng, đầu và lưng thẳng (tư thể cho trẻ ngồi trên đùi đối diện mẹ)
– Khi trẻ thăng bằng tố hơn hãy đặt trẻ ngồi thẳng, hông gập và dang qua đùi của mẹ (Mẹ và trẻ ngồi đối diện)
Một số tài liệu và chia sẻ chưa được khoa học kiểm chứng về việc nên cho trẻ kiêng hải sản, sữa bò…Tuy nhiên các nhà khoa học đưa là lời tư vấn là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bại não như những trẻ bình thường khác và theo chuyên gia dinh dưỡng (nếu cần).
Nguyên nhân bệnh Bại não trẻ em
Nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai như Rubella (sởi Đức), bệnh do vi-rút cự bào, nhiễm Toxoplasmosis, có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.
Thiếu Oxy não bào thai, xảy ra trong trường hợp nhau thai bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, có thể làm giảm lượng Oxy cung cấp cho bào thai.
Trẻ sinh non nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh bại não nhiều hơn những trẻ sinh đủ tháng gấp 30 lần.
Biến chứng trong quá trình chuyển dạ làm cho trẻ sơ sinh bị ngạt là nguyên nhân gây ra khoảng 10% các trường hợp bại não.
Bất đồng nhóm máu Rh giữa người mẹ và bào thai có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não.
Những dị tật bẩm sinh, trẻ có những bất thường về cấu trúc não, mắc bệnh di truyền… đều làm tăng nguy cơ bại não.
Có một số trẻ bị bại não mắc phải sau khi sinh, do tổn thương não bộ xảy ra trong 2 năm đầu. Nguyên nhân phổ biến nhất của các tổn thương này là: nhiễm khuẩn não và chấn thương vùng đầu.
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…