Trật khớp vai tái hồi là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi do chấn thương. Nguyên nhân là rách sụn viền bao khớp vai. Trật khớp vai dễ bị tái lại nhiều lần ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động tay của người bệnh.
Cấu tạo giải phẫu khớp vai.
Xương bả vai bao gồm 3 xương: xương cánh tay, xương bả vai, và xương đòn.
Khớp vai là 1 khớp lồi cầu – ổ chảo, chỏm xương cánh tay gắn vào ổ chảo xương bả vai.
Cánh tay gắn kết với ổ chảo cánh tay nhờ vào chóp xoay và bao khớp, chóp xoay bao gồm 4 cơ, nó kết hợp nhau tạo thành 1 vùng bao quanh chỏmxương cánh tay, chóp xoay bám từ xương bả vai tới chỏm xương cánh tay giúp nâng và xoay cánh tay.
Có 1 bao gọi là túi hoạt mạc lót giữa chóp xoay và phần trên của xương bả vai (mỏm cùng vai) túi hoạt mạc này giúp cho chóp xoay không bị vachạm vào mỏm cùng vai khi vận động cánh tay, khi chóp xoay bị rách hay chấn thương túi này cũng có thể bị viêm và đau.
Chức năng của khớp vai:
+ Chức năng chính: giúp cơ thể thực hiện các động tác rất lớn như đưa ra trước, ra sau, lên trên, dang tay, xoay trong, xoay ngoài.
+ Chức năng phụ: nâng đỡ cánh tay.
Tại sao trật khớp vai?
Khớp vai là một khớp quan trọng và tham gia nhiều vào các hoạt động của cơ thể. Vì hầu hết các cử động đều có liên quan đến vùng vai, dù ít hay nhiều. Khớp vai là khớp có tầm vận động lớn nhất cơ thể khi xoay được 360 độ, là khớp khởi phát toàn bộ hoạt động chi trên, đảm bảo sự khéo léo, linh hoạt trong các vận động, cầm, nắm, ném, giữ thăng bằng…, mặc dù có hệ thống bao khớp, dây chằng lỏng lẻo nhưng có hệ thống gân cơ gia cố nên khớp vai có sức mạnh để thực hiện các động tác trong sinh hoạt hằng ngày.
Trật khớp vai là hiện tượng chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách, có thể kèm theo dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc cánh tay. Khớp vai là khớp dễ bị trật nhất trong cơ thể, thường xảy ra khi ngã chống tay, đập vai, chấn thương trực tiếp vào vùng vai, hoặc những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại trong các hoạt động hằng ngày hoặc chơi thể thao làm lỏng lẻo dây chằng bao khớp.
Những nguy hiểm khi trật khớp vai tái hồi
Sau lần trật đầu tiên, khớp vai có khả năng trật lại nhiều lần khác gây ra tình trạng trật khớp vai tái hồi. Có đến 90% trật khớp vai tái hồinhiều lần sau lần bị đầu tiên, thường xảy ra ở người trẻ (tuổi từ 18 – 25 tuổi)do nhu cầu hoạt động vai nhiều. Khi bị trật nhiều lần, sẽ gây rách rộng thêmcác cấu trúc sụn viền và dây chằng bao khớp, lâu ngày làm khuyết xương, gãy mảnhxương, rách gân cơ chóp xoáy dẫn đến khớp vai lỏng lẻo, mất chức năng và yếu lựcnên sức vận động sẽ kém, đau vai và khó khăn trong các hoạt động đặc biệt là tưthế giơ tay cao quá đầu.
Trật khớp vai tái hồi không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, sức lao động và khả năng chơi thể thao của người bệnh mà còn gây thoái hóa khớp vai và giảm chức năng vai về sau. Ngoài ra, trật khớp vai tái hồi còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý vì bệnh nhân thường lo sợ vai dễ dàng bị trật khớp nhiều lần khác khiến họ ngại vận động, lo lắng về cảm giác đau.
Những điều nên và không nên làm khi trật khớp vai
Có nhiều bệnh nhân bị trật khớp vai tái hồi tìm đến thầy lang hoặc tự nắn sửa không đúng chuyên môn dẫn đến tình trạng nắn khớp sai kỹ thuật, bất động không đủ thời gian khiến tình trạng trật khớp tái diễn nhiều lần hơn.
Khi chấn thương bị trật khớp vai, bệnh nhân cần đến cơ sở ytế chuyên khoa để được nắn trật đúng kỹ thuật, bất động bằng đai tư thế vai dang – xoay ngoài đủ thời gian, hướng dẫn cách tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại tầm vận động khớp, sức mạnh cơ bắp, nhằm sớm trở lại sinh hoạt hàng ngày, lao động nặng và chơi lại thể thao. Thường thời gian bất động lành mô là khoảng 3 – 4 tuần,thời gian phục hồi chức năng từ 2 – 4 tháng.
Xử trí và điều trị khi trật khớp vai tái hồi
Đối với trật khớp vai tái hồi phải gặp bác sĩ chuyên khoa khám và chụp MRI để xác định tổn thương sụn viền bao khớp và phải phẫu thuật để đính lại sụn viền bao khớp bị rách. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi khớp vai là phương pháp hiện đại, phổ biến ở Việt Nam và thế giới được dùng để điềutrị chứng trật khớp vai tái hồi. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây đau,giúp phục hồi vận động sớm. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến 90%.
Phòng tránh trật khớp vai tái hồi.
Sau lần chấn thương trật khớp vai đầu tiên đã được bác sĩ nắn trật và bất động bằng đai chuyên dùng, bạn nên tuân thủ thời gian bất động, tập phục hồi và từng bước trở lại vận động bình thường của khớp vai theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng tránh trật khớp vai tái hồi bao gồm thường xuyên tập sức mạnh và sự dẻo dai của khớp vai, khi chơi thể thao phải khởi động kỹ, không chơi trong lúc quá mệt mỏi, giáo dục tinh thần fairplay.
Yhocvn.net (Trích lược theo BSCK II. Nguyễn Trọng Anh)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…