Phục hồi chức năng

Trật khớp háng bẩm sinh: Dấu hiệu, phân loại và điều trị

9 dấu hiệu nhận biết sớm trật khớp háng, phân loại và điều trị

Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của ổ cối. Trật khớp háng có thể phát hiện ngay sau khi sinh hoặc một vài tuần sau sinh. Bệnh nhi cần được theo dõi và can thiệp vật lý trị liệu kịp thời nhằm hạn chế những biến dạng và tàn tật suốt đời cho trẻ.

Có 9 dấu hiệu giúp phát hiện trật khớp háng ngay sau sinh là:

+ Chênh lệch chiều dài hai chân: Chân bên bị trật khớp háng ngắn hơn bên đối diện. Nhưng nếu trật khớp háng cả hai bên sẽ khó phát hiện.

+ Hình ảnh trật khớp háng trái trên phim chụp Xquang.

+ Nếp lằn mông, đùi ở chân bên trật ít hơn và cao hơn bên lành.

+ Bàn chân đổ ngoài khi trẻ nằm duỗi chân.

+ Tư thế gấp gối, khớp gối bên trật thấp hơn.

+ Hạn chế gấp và dạng khớp háng bên trật.

+ Dáng đi khập khiễng nếu trật khớp háng hai bên.

+ Khi gấp và khép háng, chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).

+ Khi dạng và duỗi khớp háng, chỏm xương đùi trượt ra khỏi ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).

Ngoài ra, nếu chụp khớp háng hoặc siêu âm khớp háng có thể giúp chẩn đoán trật khớp háng.

Vị trí trật khớp háng thường gặp

Trật khớp háng trước trên, trước dưới, sau trên, sau dưới, trung tâm. Nhưng thường gặp là vị trí sau trên và thường có kèm theo các dị tật bẩm sinh khác.

Phân loại trật khớp háng bẩm sinh:

– Theo thể loại:

+ Trật khớp háng đơn thuần

+ Trật khớp háng phối hợp với các dị tật bẩm sinh khác của hệ vận động như cứng khớp bẩm sinh, bàn chân khoèo bẩm sinh, não úng thủy, gai đôi cột sống…

+ Theo mức độ:

+ Khớp háng không ổn định: Chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 60%), do gân, cơ và dây chằng.

+ Bán trật khớp háng: Một phần chỏm xương đùi bị trật ra khỏi ổ chảo, thường không có biến dạng ở chỏm xương đùi, cổ xương đùi cũng như tại ổ chảo.

+ Trật khớp háng hoàn toàn: chỏm xương đùi nằm hoàn toàn ngoài ổ chảo với các biến dạng của chỏm xƣơng đùi và ổ chảo.

Biến chứng do trật khớp háng

Nếu trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh mà không được điều trị thì sẽ bị một số biến chứng như sau:

Thoái hóa khớp háng bên trật khớp gây đau, làm dáng đi trở nên bất thường; Hai chân có chiều dài không cân xứng, trẻ trở nên chậm chạp ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Đối với trẻ gái, trật khớp háng sẽ gây biến dạng khung chậu làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ sau này. Gây gù, vẹo cột sống do tình trạng bất cân xứng của chi dưới.

Chẩn đoán nguyên nhân trật khớp háng:

– Trẻ trật khớp háng bẩm sinh hoàn toàn dưới 36 tháng tuổi.

– Trẻ bán trật khớp háng, viêm chỏm xương đùi vô khuẩn..

– Sau phẫu thuật khớp háng, sau tiêm Botox trên trẻ bại não.

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

Phục hồi chức năng

– Can thiệp sớm ngay sau khi sinh bằng các biện pháp nẹp chỉnh hình, bó bột chỉnh hình.

– Phẫu thuật: khi điều trị bằng nẹp chỉnh hình, bó bột không kết quả hoặc trẻ  trên 18 tháng tuổi không còn khả năng điều trị bảo tồn.

 * Mục tiêu:

– Nắn chỉnh chỏm xương đùi vào vị trí đúng trong ổ chảo.

– Duy trì chỏm xương đùi ở vị trí đúng trong ổ chảo ổn định trong khoảng thời gian tối thiểu 12 tuần nhằm kích thích hình thành trục đồng tâm giữa chỏm xương đùi và ổ chảo.

– Nắn chỉnh chống xoay trước của cổ và thân xương đùi: do có một tỉ lệ cao phối hợp giữa trật khớp háng và xoay trước của cổ và thân xương đùi

Điều trị trật khớp háng

Đóng bỉm vệ sinh, dùng tã gấp dày để giữ cho khớp háng dạng ra; Cõng hoặc địu trẻ; Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ; Đối với trẻ bị tật này từ 1 đến 6 tháng tuổi, việc điều trị cũng được thực hiện theo cách trên và thông thường sau từ 3 đến 4 tuần, khớp háng sẽ trở lại vị trí bình thường. Kỹ thuật này cho phép thành công từ 90 – 95% trường hợp.

Trong trường hợp cần có can thiệp toàn diện, có thể bó bột, thực hiện các bài tập vận động, sử dụng nẹp chỉnh hình. Khi điều trị bảo tồn thất bại cần phẫu thuật chỉnh hình sớm.

+ Nẹp chỉnh hình:

Nẹp khớp háng làm bằng xốp mềm điều trị trật khớp háng một hoặc hai bên. Thời gian đeo nẹp: Ngay sau sinh đến khi trẻ 12 tháng tuổi. Liên tục đeo cả ngày và đêm trong 6 tháng đầu. Đeo nẹp vào đêm trong 6 tháng tiếp theo.

+ Bó bột chỉnh hình:

Bó bột chỉnh hình được chỉ định cho trẻ trật khớp háng bẩm sinh dưới 6 tháng tuổi. Thời gian bó bột khoảng 2 tuần/ đợt, thực hiện khoảng 10 – 15 đợt. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần lưu ý theo dõi sau bó bột tại nhà. Nếu thấy hiện tượng các ngón chân sưng, tím, khiến trẻ đau, quấy khóc cần tháo bột ngay tránh hoại tử. Sau tháo bột cần tắm rửa sạch sẽ, bôi cồn iốt vào chỗ xước loét.

+ Phẫu thuật chỉnh hình:

Nếu từ khi sinh đến 18 tháng, trẻ bị trật khớp bẩm sinh không được can thiệp gì, chỉ định điều trị là phẫu thuật chỉnh hình. Phẫu thuật chỉnh hình sớm nếu điều trị bảo tồn không có kết quả, giúp trẻ cải thiện dáng đi sau này.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ lớn, điều trị phẫu thuật rất nhiều khó khăn với nhiều kỹ thuật khác nhau: tạo hình ổ cối, sửa trục cổ – chỏm xương đùi… Tuy nhiên, kết quả còn rất hạn chế. Vì vậy, đối với dị tật trật khớp háng bẩm sinh phát hiện sớm rất cần thiết, giúp cho việc điều trị dễ dàng đạt kết quả tốt.

Theo dõi và tái khám cho người bệnh

– Theo dõi sau bó bột tại nhà: Nếu các ngón chân sưng, tím, đau, cần đưa đến cơ sở y tế tháo bột ngay tránh hoại tử.

– Theo dõi tai biến

 + Gây tỳ đè dẫn đến viêm hoặc loét da và tổ chức dưới da

 + Tổn thương phần mềm như gân, cơ, dây chằng.

 + Teo cơ và giảm vận động do bất động lâu

– Theo dõi bệnh nhân thường quy: Khám thường quy, chụp khớp háng kiểm tra 3 tháng/lần trong 2 năm đầu.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago