Categories: Dinh dưỡng

Trắc nghiệm: Loại thịt bổ dưỡng nhưng người mắc bệnh gout cần tránh

Thịt rất giàu protein và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.

Một loại thịt giàu dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout hoặc rối loạn mỡ máu nên hạn chế ăn? Ảnh: Tellmenothing.

  • Thịt thỏ
  • Thịt bò
  • Thịt lợn

Thịt bò được xếp vào nhóm thịt đỏ giàu vitamin B6, B12, sắt, magne, kẽm, kali. Người bị bệnh gout hoặc rối loạn mỡ máu nếu ăn nhiều thịt bò sẽ thừa chất purine. Chất này chuyển hóa thành các axit uric rồi tạo ra  tinh thể urat, gây ra sỏi thận, viêm khớp. Người cao huyết áp, người mắc sỏi thận, thủy đậu, u xơ tử cung cũng không nên ăn thịt bò.

Loại thịt không nên ăn khi đói? Ảnh: Westendmeats.

  • Lợn

Bạn không nên ăn cá khi đói vì có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, có thể gây ra các tổn thương ở mô, gây ra bệnh gout.

Ai không nên ăn nhiều cá biển? Ảnh: Mental Floss.

  • Người bị ho lâu ngày
  • Phụ nữ có thai
  • Người bị tai biến

Người bị ho lâu ngày và đang dùng thuốc không nên ăn cá biển để tránh bị dị ứng. Cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.

Loại thịt này rất tốt cho não, hệ thần kinh? Ảnh: Culinary Types.

  • Ngan

Cá có chứa nhiều DHA, một dưỡng chất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thịt cá cũng chứa nhiều axit béo omega-3 và các axit không no khác giúp loại bỏ mỡ xấu trong máu, tăng nồng độ HDL cholesterol, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp ngăn ngừa biến cố của bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Người đang ốm không nên ăn loại thịt nào? Ảnh: Highfivemeats.

  • Thịt gà
  • Thịt lợn
  • Thịt vịt

Thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên những người đang bị ốm không nên ăn, chỉ nên ăn khi đã khỏi hẳn để bồi dưỡng sức khỏe. Khi ốm, bạn nên ăn thịt gà.

 

Theo Đông y, loại thịt được cho là có tác dụng trợ dương, bổ huyết? Ảnh: Godfreys.

  • Thịt gà
  • Thịt dê
  • Thịt bê
  • Thịt vịt

Theo đông y, thịt dê có tác dụng trợ dương, bổ huyết, chữa lao phổi, hỗ trợ người gầy yếu, đau lưng, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi. Hầu như các bộ phận của dê đều có thể sử dụng để làm thuốc.

San San
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

1 day ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

1 day ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

1 day ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

7 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago