Categories: Nuôi dạy trẻ

Tôi phải làm gì với đứa con trai 8 tuổi thích học khác người?

Từ bé, con trai tôi đã học không nhớ, không lúc nào chịu ngồi yên. Tôi đã phải cho con nghỉ học 2 tháng để sang năm học lại.

Từ ba tuổi, bé đã có biểu hiện tăng động giảm chú ý. Bé học bán trú ở trường mầm non công, học không nhớ, không ngồi yên, hay khều quẹt lung tung hoặc quay lên quay xuống, nhảy chân sáo thường xuyên, giờ ngủ trưa thì tung quần áo, gối, chơi với bạn mạnh tay. 

Lớp 1: Bé kiếm cớ ra ngoài thường xuyên, mất căn bản, suýt ở lại lớp 1. Rất thích xem tivi và đặt rất nhiều câu hỏi.

Lớp 2: Cô theo sát nên bé khá hơn, biết đọc sách. Bé đọc sách không đúng tuổi, đọc các cuốn: Chăm sóc mẹ và bé khi mang thai, Mười vạn câu hỏi vì sao, 1001 chi tiết về cơ thể con người. Tôi nghĩ là bé thích hình ảnh và khám phá nên cứ để bé đọc, tập đọc luôn.

Lớp 3: Cô không quan tâm, bé hoàn toàn không chịu học. Ở trường không làm bài, không học bài. Thường xuyên bỏ quên tập, sách, bút, làm hư bút, rồi nói đau đầu, chóng mặt, đau tay, buồn ngủ… Bé đã nghỉ học được 2 tháng, sang năm học lại lớp 3. Thích đọc cuốn Mười vạn câu hỏi vì sao, truyện tranh, truyện trạng, tôn giáo, vũ trụ. Mẹ bảo đọc cuốn Tôi tài giỏi bạn cũng thế thì không chịu đọc. Bé cũng thích xem phim hoạt hình, chơi lắp ráp, xem tivi.

Bé đòi học đàn, Anh văn, đến lớp thì học nhưng về nhà không chịu luyện tập. Ở lớp, bé nghe và phát âm rất chuẩn nhưng về nhà không nhớ gì hết. Mẹ áp dụng làm bảng khen thưởng trong ngày thì làm tốt việc nhà nhưng vẫn không học. Bé còn nói dối thường xuyên.

Tôi phải dạy và tương tác với bé như thế nào, làm sao để bé chịu học? (Khôi).

Ảnh: photobucket

Trả lời

Bạn đã thật sự lo âu vì con. Tuy nhiên, bạn có lẽ nên thư giãn một chút. Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ có nhiều dạng thông minh khác nhau, nhiều dạng tính cách khác nhau. Vì thế, mỗi bé sẽ có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau.

Con bạn không làm theo những gì mẹ nói không phải là bé hư mà vì bé có những suy nghĩ và quan niệm khác với bạn, bé quan tâm những thứ khác bạn. Để con hiểu và học hành chăm chỉ như bạn mong muốn, nhất thiết phải dạy cho con trách nhiệm học tập là của con. Chúng ta sẽ dạy cháu như sau:

1. Không nhắc con học bài nhưng khi con chưa hoàn thành bài tập thì đến nhắc cô và đề nghị cô phạt con. Bạn nghĩ xem hình phạt nào con ghét nhất thì nói để cô áp dụng. Các hình phạt phù hợp là thu hồi quyền lợi gì mà con rất thích hoặc bắt con phải làm việc gì đó mà con vô cùng ghét. Với các loại hình phạt như vậy, con sẽ không bị bạo hành mà vẫn hiểu được việc của mình là hoàn thành bài học.

2. Bạn luôn nhắc nhở con: Học là việc của con, không phải của mẹ. Khi con nhờ vả cha mẹ về việc này, bạn không giúp đỡ. Chỉ cần giúp con một lần thôi, con lập tức sẽ ỷ lại và sẽ bỏ bê việc học tập này.

3. Khi con đã bỏ bê học hành một thời gian, bạn hãy cho con nghỉ học, xin cho con làm môt công việc gì đó thật vất vả như trồng hoa trên vỉa hè, quét dọn cơ quan, rửa bát… Điều này không phải là để con kì thị nghề nghiệp nào mà để con hiểu: khi con có học vấn, mọi việc sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Để con trải qua độ 2, 3 ngày thực sự vất vả, con sẽ hiểu và trân trọng việc học tập của mình.

4. Trí nhớ dài hạn của trẻ còn rất kém. Bạn đừng hi vọng vào việc con nhớ gì đó dài lâu. Chính vì vậy, các bài học của con cần lặp đi lặp lại. Bạn đừng sốt ruột. Giáo dục là một quá trình chứ không phải là chỉ dừng ở một vụ việc. Mong bạn hãy kiên nhẫn và giúp con hiểu ra mọi việc.

5. Về vấn đề nói dối, bạn cần biết mọi sự thật ẩn đằng sau lời nói dối đó. Không phạt con, chỉ cần “bóc mẽ” sự thật sau tất cả mọi lần nói dối. Con thấy nói dối không hiệu quả thì dần dần sẽ rút kinh nghiệm, không nói dối nữa.

Dạy con là một quá trình vất vả, rất mong bạn kiên nhẫn. Chỉ có kiên nhẫn mới thành công thôi. Đồng thời, hãy tôn trọng sở thích và suy nghĩ của con, đừng ép con phải đọc cuốn sách mà mình thích. Cho con được thỏa sức với sở thích của mình chính là giúp con thành công đấy bạn nhé. Chúc bạn và con ngày càng hiểu nhau hơn.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương
Giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

1 day ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago