Categories: Tin tức y học

Thuốc + rượu = họa

Rượu là một loại đồ uống có cồn, gây kích thích cho người uống, có nhiều tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.

Rượu là một loại đồ uống có cồn, gây kích thích cho người uống, có nhiều tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, khi vừa uống rượu, vừa dùng thuốc chữa bệnh, rượu có thể sẽ tương tác với một số loại thuốc, làm tăng hoặc giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc hại. Vậy cần phải biết những loại thuốc nào không được dùng khi uống rượu!

Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: Các thuốc như thuốc an thần (diazepam) điều chỉnh rối loạn quá trình hưng phấn – ức chế, thuốc ngủ (phenobarbital) ức chế quá trình kích thích, thuốc động kinh (carbamazepin) làm giảm quá trình kích thích… khi dùng cùng với rượu thì rượu sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này gây độc giống như dùng quá liều.

Khi uống thuốc, không nên uống rượu đề phòng tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (caffein): Khi dùng các thuốc này với rượu thì rượu sẽ làm đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho thuốc giảm hiệu lực.

Các kháng histamin thế hệ cũ (chlopheniramin, alimemazin, promethazin cycloheptadin) thấm vào não gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Đối với các thuốc này, khi dùng cùng với rượu thì rượu làm tăng tác dụng của thuốc gây độc.

Thuốc hạ huyết áp: Rượu khi uống làm giãn mạch làm thoát nhiệt ra ngoài, mặt đỏ bừng làm cho có cảm giác ấm nhưng thực chất là làm giãn mạch gây hạ thân nhiệt. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp (dù với cơ chế làm hạ huyết áp như thế nào) thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc gây nên việc giảm huyết áp đột ngột, nguy hiểm.

Nhóm thuốc gây độc cho gan: Rượu gây độc cho gan, nếu dùng rượu chung với các nhóm thuốc gây độc cho gan như thuốc chống lao (pyrazinamid), thuốc sốt rét (mepraquin), thuốc chống nấm (griseopulvin), thuốc mạch vành (herhexilin), thuốc chữa loạn nhịp (quinidin) thì rượu và thuốc cùng gây độc cho gan làm cho tính độc cho gan tăng lên.

Ngoài ra, cần biết khi uống rượu, gan phải dùng gluthation để giải hóa làm cạn kiệt chất này và những thuốc nào nhờ chất này mà chuyển hóa thành chất không độc như paracetamol thì quá trình chuyển hóa bị trở ngại và trở nên độc cho gan hơn.

Thuốc hạ đường huyết: Rượu làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Khi dùng chung với các thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường týp II (chlopropamid, glibenclamid, glipizid tolbutamid) thì nó tác dụng như một chất hiệp đồng làm hạ đường huyết đột ngột, dẫn đến hôn mê.

Kháng sinh: Rượu còn bị một số kháng sinh gây ra phản ứng sợ rượu (gọi là phản ứng altabuse) như các kháng sinh nhóm cephalosporin, nhóm phenicol (chloramphenicol), nhóm azol (metronidazol, ketocanzol). Khi dùng các nhóm kháng sinh này (hiện nay có rất nhiều) thì không được uống rượu.

Thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ: Rượu còn gây ra một số phản ứng phức tạp trên các kháng viêm không steroid thế hệ cũ. Các kháng viêm không steroid thế hệ cũ vừa ức chế cyclo-oxydase II làm giảm đau, ức chế cả cyclo-oxydase I gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Với tác dụng ức chế của mình, rượu làm tăng tác dụng có hại nhiều hơn. Vì thế, khi dùng các kháng viêm không steroid thế hệ cũ (như aspirin, paracetamol, ibuprofen…), phải tuyệt đối kiêng rượu.

DS. Trung Hà

Trường hợp đang dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính mà thường xuyên phải dùng rượu bia khi tiếp khách thì phải làm gì?

Đây là câu hỏi mà nhiều quý ông luống tuổi giữ những cương vị cao trong đơn vị công tác quan tâm. Không ít người trong số họ hàng ngày phải dùng thuốc điều trị đái tháo đường, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, tim mạch hay các bệnh đau dạ dày… mà có khi vẫn phải ngày hai bữa tiệc tùng tiếp khách có sử dụng bia rượu. Trong khi lời khuyên của các bác sĩ là đối với bệnh nhân đang dùng thuốc trị bệnh mạn tính, tốt nhất là kiêng dùng đồ uống có cồn trong thời gian uống thuốc bởi vì nếu dùng thuốc mà uống rượu bia sẽ khiến tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần hoặc làm cho tác dụng của thuốc gây ra những hậu quả rất bất lợi. Alcol etylic – chất có trong các đồ uống có cồn có thể gây co thắt hạ vị, làm chậm sự tháo sạch của dạ dày, do đó làm giảm tốc độ hấp thu và giảm sự tiếp thu sinh học của thuốc. Alcol etylic còn làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, làm thuốc dễ khuếch tán, làm tăng tác động lên hệ thần kinh trung ương, do đó làm tăng độc tính của thuốc. Do vậy, với các trường hợp đang dùng thuốc trị bệnh, nếu không thể kiêng tuyệt đối việc sử dụng bia rượu thì cần lưu ý: không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong vòng 6 tiếng trước và sau khi uống rượu.

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago