Categories: Mẹ

Vì sao mẹ bầu không nên đứng quá lâu?

Ngay cả những phụ nữ bình thường cũng sẽ cảm thấy khó chịu nếu phải đứng quá lâu. Nếu mẹ đang mang thai, việc đứng lâu còn có thể ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Đến đây, các mẹ có thể bắt đầu lo lắng. Vậy bà bầu không nên đứng quá lâu thì tôi phải làm thế nào khi công việc đòi hỏi? Cùng tìm hiểu một số lời khuyên hữu ích qua bài viết này nhé!

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2012, việc đứng và làm việc nhiều giờ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, các em bé có mẹ đứng nhiều giờ thường có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 1cm (hay 3%) so với trung bình. Một thông tin khác được đưa ra trong nghiên cứu này nói rằng những mẹ làm việc trên 25 giờ/tuần thì bé sinh ra nhẹ hơn con của các mẹ làm việc ít hơn 25 giờ/ tuần khoảng 140g đến 190g. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đưa ra thông tin về các nguy cơ như sinh non hay dị tật bẩm sinh ở những trường hợp mẹ bầu phải đứng nhiều hay làm việc quá 25 giờ mỗi tuần.

Ngoài nghiên cứu kể trên, các bác sĩ cũng đã đưa ra nhiều lời khuyên về những điều bà bầu nên tránh, bao gồm cả việc đứng lâu.

Vì sao mẹ bầu không nên đứng quá lâu?Vì sao mẹ bầu không nên đứng quá lâu?

Những tư thế đi, đứng, nằm, ngồi không chuẩn đều có thể góp phần làm tồi tệ thêm tình trạng đau lưng của các mẹ bầu

Đau lưng dưới

Hơn một nửa phụ nữ mang thai đều trải qua vấn đề khó chịu đối với phần lưng dưới. Nhiều mẹ còn phải chịu đựng tình trạng đau chân. Nếu như công việc của bạn đòi hỏi phải đứng suốt trên 2 chân, nhiều khả năng là bạn cũng sẽ dễ bị đau lưng dưới hơn những bà bầu không phải trải qua công việc tương tự.

Đau xương mu

Một số phụ nữ phải chịu đựng chứng đau vùng chậu, đặc biệt là ở gần vùng xương mu và việc đứng lâu khi mang thai có thể càng làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Tụt huyết áp

Đứng quá lâu dù là để làm việc hay tham gia bất kỳ hoạt động nào đều có thể dẫn tới nguy cơ tụt huyết áp. Đối với các mẹ bầu, biến động về huyết áp có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng máu cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, mẹ nên chú ý tránh để bản thân phải đứng liên tục trong một khoảng thời gian dài nhé.

Tăng tình trạng phù nề

Nhiều mẹ bầu thường bị sưng chân trong tam cá nguyệt cuối cùng. Lúc này, nên tránh đứng nhiều và kéo dài vì có thể làm tình trạng này nặng hơn.

Những cách khắc phục cho mẹ

Dù đã biết những điều mẹ bầu nên tránh, đôi khi do công việc hoặc thói quen sống mà các mẹ bầu vẫn có những tư thế hay hoạt động không phù hợp với tình trạng của bản thân. Lúc này, hãy lưu ý hơn đến những biện pháp để giảm thiểu tác động.

-Nếu công việc đòi hỏi mẹ phải đứng liên tục: Việc trang bị thêm một chiếc ghế để nghỉ ngơi ngay gần chỗ đứng là một ý kiến không tồi. Nếu có thể, mẹ hãy trao đổi với người quản lý về cách để đổi sang một công việc ít phải đứng hơn.

-Nếu nằm trong nhóm những mẹ bầu có nhiều nguy cơ biến chứng, mẹ không nên tiếp tục công việc phải đứng nhiều khi quá tuần thai thứ 24.

-Đeo đai bụng loại chuyên biệt cho các bà bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3 sẽ giúp nâng đỡ bớt trọng lượng cơ thể và giảm áp lực cho phần lưng.

-Không nên đứng lâu ở một chỗ mà nên tranh thủ đi lại một chút để đôi chân được thoải mái.

adminyhoc

Recent Posts

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

3 days ago

<strong>Ung thư xương nguyên phát thứ phát, phương pháp điều trị</strong>

Ung thư là căn bệnh mang tên tử thần, là nỗi ảm ảnh của nhân…

4 days ago

Ung thư xương và những dấu hiệu nhận biết

Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…

5 days ago

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp và những hệ lụy

Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…

6 days ago

Thoát vị đĩa đệm nỗi khổ không chỉ của riêng ai

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến của cột sống, là nỗi…

1 week ago

Bật mí 8 thực phẩm hỗ trợ da trẻ đẹp, rạng rỡ

Để sở hữu làn da đẹp rạng rỡ, chế độ ăn uống đóng vai trò…

1 week ago