Dị ứng đậu phộng là loại dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em. Chính vì điều này, trong một thời gian rất dài trước đây, các chuyên gia thường khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn đậu phộng cũng như không để trẻ dưới 3 tuổi ăn đậu phộng để ngăn ngừa nguy cơ phát triển dị ứng. Dù đã có “lệnh giới nghiêm” nhưng theo nhiều thống kê, tỷ lệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng với đậu phộng trong giai đoạn này vẫn không giảm bớt.
Liệu đậu phộng có thực sự làm ảnh hưởng đến bé cưng?
Cho đến năm 2008, một lần nữa các chuyên gia đã đưa ra lập luận mới hoàn toàn, đi ngược lại những ý kiến từ trước đến nay. Luận điểm mới cho rằng, bà bầu ăn đậu phộng, ngay từ giai đoạn mới mang thai sẽ giúp em bé trong bụng sớm làm quen với đậu phộng, từ đó sẽ không hình thành dị ứng nữa. Sau đó, các chuyên gia liên tiếp cho ra đời nhiều nghiên cứu phủ định vai trò của đậu phộng đối với sự hình thành và phát triển dị ứng ở trẻ em. Trong đó, không có một bằng chứng rõ ràng nào chỉ ra mối liên hệ giữa việc bà bầu ăn đậu phộng và con cái của họ bị dị ứng.
Cuộc khảo sát hơn 8.000 trẻ em của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhi Boston cho thấy, mẹ bầu không có tiền sử dị ứng ăn đậu phộng 5 lần/ tuần hoặc hơn ít có khả năng sinh con bị dị ứng với đậu phộng và các loại hạt. Hơn nữa, theo kết quả một nghiên cứu khác được đăng trên tờ The Telegraph, bà bầu ăn đậu phộng không chỉ không hại mà còn có thể giúp bé cưng giảm nguy cơ dị ứng sau này. Nghiên cứu tiến hành theo dõi hơn 60.000 bà mẹ và con của họ từ lúc bắt đầu mang thai đến khi các bé được 7 tuổi. Kết quả cho thấy, những bé 18 tháng tuổi có mẹ ăn đậu phộng sẽ giảm được 25% nguy cơ bị hen suyễn, 30% các bé 7 tuổi giảm nguy cơ dị ứng.
Chỉ xét riêng về giá trị dinh dưỡng, đậu phộng là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe mẹ và bé. Đậu phộng chứa nhiều protein và lipit, đặc biệt có hàm lượng a-xít béo bão hòa cao, cực tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Hàm lượng các loại khoáng chất khác như can-xi, phốt pho, sắt… trong đậu phộng cũng đều cao hơn so với thịt, trứng và sữa. Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng trong đậu phộng cũng rất đa dạng và toàn diện với đầy đủ các loại vitamin A, B, E, K cùng với lecithin, amino axít, choline, axít oleic, axít arachidic, axít béo, axít palmitic…
Chưa dừng lại ở đó, ăn đậu phộng khi mang thai còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ như:
– Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Nghiên cứu cho thấy, ăn đậu phộng có thể làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate của cơ thể. Từ đó, có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường xuống 21%, nếu thay một phần thịt bằng một ít đậu phộng trong bữa ăn. Ngoài ra, bà bầu ăn đậu phộng vào buổi sáng sẽ giúp đường huyết không tăng quá cao trong cả ngày.
– Ổn định cân nặng: Do hàm lượng protein, lipit và chất xơ cao nên đậu phộng rất dễ tạo cảm giác no. Vì vậy, ăn đậu phộng có thể giúp mẹ tránh được cảm giác thèm ăn quá độ, duy trì mức cân nặng ổn định trong thai kỳ.
– Giải pháp cho bà bầu thích ăn mặn: Mang thai ăn quá mặn sẽ làm tình trạng sưng phù thêm tồi tệ là điều mẹ nào cũng biết. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều mẹ bầu khó có thể từ bỏ thói quen này. Nếu cũng đang “mắc kẹt” trong tình trạng này, mẹ có thể nhờ đậu phộng.
Cũng có vị mặn, nhưng lượng muối trong đậu phộng ít hơn so với một vài loại thực phẩm có cùng trọng lượng, như bánh mì chẳng hạn. Nhờ vậy, khi ăn đậu phộng, mẹ có thể tránh đưa quá nhiều muối vào cơ thể nhưng vẫn đảm bảo cho sở thích ăn mặn của mình.
– Duy trì sức khỏe tim mạch: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ăn đậu phộng có thể giảm đến 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân là do axít béo trong đậu phộng kết hợp với tác dụng của những nhân tố khác có thể giảm thấp hàm lượng cholesterol, tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch.
– Chứa rất nhiều chất béo, khoảng 40% nên bà bầu ăn đậu phộng quá nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa. Tốt nhất, mẹ chỉ nên ăn một nhúm nhỏ mỗi ngày là được.
– Bà bầu đang có vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu hay táo bón không nên ăn đậu phộng, bởi chúng có thể làm cho tình trạng thêm tồi tệ.
– Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng đậu phộng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…
Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…
Ngứa là hiện tượng tự nhiên khi da bị kích ứng gây ảnh hưởng đến…
Cây hoa quỳnh được sử dụng như một bài thuốc trong đông y có tác…
Cây hoa quỳnh không chỉ là loại hoa quý mà còn được dùng làm vị…