Categories: Da liễu

Thông tin y học chuyên sâu về bệnh đỏ da toàn thân

Đỏ da toàn thân còn gọi là viêm da tróc vảy toàn thân, là tình trạng toàn thể da hoặc gần toàn thể da bị tróc đỏ và rụng lông tóc.

Các triệu chứng lâm sàng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, nguyên nhân khác nhau nhưng bệnh cảnh lâm sàng gây ra bệnh thì giống nhau. Bệnh có thể bắt đầu với những mảng đỏ, sưng phù, lan rộng nhanh chóng, cho đến khi toàn bộ da bị tổn thương. Khởi đầu có kèm theo các triệu chứng nhiễm độc của toàn thân. Da trở nên đỏ phù, có tiết dịch, tróc vảy da rất rõ sau vài ngày, vảy da khô hoặc ướt, mịn và khô nhỏ, có khi là mảng lớn. Mảng lớn thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, da đầu thường có vảy dày kết hợp với chất bã nhờn và những sản phẩm của nhiễm trùng thứ phát. Kết mạc mắt và niêm mạc đường hô hấp cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm trùng thứ phát do vi trùng sinh mủ thường làm cho diễn biến bệnh nặng hơn.

Dấu hiệu cơ năng: ngứa, rét run, sốt, làm bệnh nhân khó chịu, xuất hiện nhiều mụn nước và mụn mủ toàn thân.

Các nguyên nhân bệnh

Thường chia thành những loại đỏ da sau đây:

Đỏ da toàn thân thứ phát sau các bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da đỏ da trong quá trình tiến triển tự nhiên hoặc điều trị không thích hợp, một số bệnh ngoài da sau đây có thể thành đỏ da:

– Vảy nến đỏ da toàn thân: toàn da đỏ, róc vảy mỏng. Thường kèm triệu chứng khớp. Trước đó có thể có triệu chứng vẩy nến điển hình.

– Viêm da cơ địa, cấp hoặc mạn: thường là sau khi điều trị bằng thuốc có vàng. Toàn da bị đỏ, nhưng ở rìa các đám có thể tìm thấy những sẩn liken điển hình màu đỏ tím. Hoặc những đám sẩn màu mạng lưới, hoặc có hình dương xỉ trong niêm mạc miệng.

– Vảy phấn đỏ chân lông: bên cạnh các đám đỏ da, ở vùng da lành tìm thấy những chóp sừng quanh chân lông điển hình. Các chóp sừng còn thấy ở lưng các đốt ngón tay, đầu gối.

– Pemphigus róc vảy: đỏ da róc vảy mạnh dưới lớp vảy da rỉ nước, rìa các đám đỏ thường thấy các mụn nước nhẽo dấu hiệu Nikolsky dương tính, có mùi thối khắm đặc biệt.

-Đỏ da nhiễm khuẩn

+ Các vi khuẩn gây mủ, nhất là liên cầu, có thể gây đỏ da, đỏ vảy khô, thực chất là những thể á sừng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc ban đỏ liên cầu dạng tinh hồng nhiệt. cũng có thể do ghẻ Nauy bệnh nấm da toàn thể, mày đay toàn thân.Tiên lượng lành tính dùng thuốc kháng khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân. Có kết quả tốt.

+ Hoặc đỏ da mụn nước nề giống như đỏ da Asen. Tiên lượng năng hơn. Chẩn đoán nguyên nhân nhiễm khuẩn dựa vào tiền sử không có nhiễm độc dị ứng thuốc, có ổ nhiễm khuẩn ban đầu, có dấu hiệu nhiễm khuẩn da(nứt sau tai, chốc mép) và nhiễm khuẩn toàn nhân(sốt nhẹ) hoặc nhiễm khuẩn phủ tạng(viêm thận, liên cầu phế quản, phế viêm nhiễm khuẩn huyết…) và các xét nghiệm sinh vật. Điều trị ngoài da bằng: tắm dung dịch thuốc tím 1/10000, bôi thuốc màu. Điều trị toàn thân, kháng sinh thích hợp.

Điều đáng chú ý là trong đa số trường hợp đỏ da thứ phát thường có yếu tố nhiễm độc dị ứng do thuốc tại chỗ hoặc toàn thân.

Đỏ da nhiễm độc:

Những thể thường gặp trong nhóm này là:

– Da đỏ mụn nước:nề do Asen: Đây là một tai biến nặng do các thuốc Asen hóa trị 5 tiêm hoặc uống. Đỏ da xuất hiện vào thời kỳ cuối đợt điều trị. Có khi mấy tuần sau hoặc mấy ngày sau khi kết thúc điều trị. Triệu chứng bắt đầu quan trọng nhất là ngứa, nề mu mắt, nề 2 mắt cá. Sau đó toàn da nổi chấm hoặc vết đỏ ban đầu phẳng, sau hơi gồ cao, san sát thành đám, xen kẽ những mụn nước đỏ kiểu eczenma. Sau vài giờ hoặc vài ngày, da toàn thân bị đỏ, sưng nề rỉ nước. Đỏ có tính cách lan tràn toàn thân. Sờ thấy lấm tấm báo hiệu các mụn nước đang đùn lên.

– Nề làm sưng mặt, mí mắt, phù các chi, nề lan toả cứng, làm bệnh nhân tăng cân đột ngột, có khi 10-20 cân. Mụn nước rộng nhất ở bàn tay, chân kiểu dysidrose. Các khoeo sau đó toàn thân rớm dịch mùi tanh. Có chỗ nứt, trợt, đóng vảy tiết dạng chốc.

– Ngoài Asen và muối vàng có nhiều thuốc khác cũng có thể gây đỏ da, đỏ vảy mụn nước phù nề như trên. Thường nói đến: bismut, penicilin, mecua, bacbituric, kinin, bromua, sulfamid, streptomyxin.

Đỏ da toàn thân trong các bệnh ác tính

Đỏ da tiền mycosis

Đỏ da tiền Mycosis (Hallopeau, Besniner 1889) chỉ là một thể toàn thân của ban đỏ tiền mycosis có đặc điểm da đỏ và dày cộm lan tỏa đồng đều tạo nên hình ảnh “người đỏ Hallopeau”.

Bắt đầu bằng những vết đơn lẻ, rải rác màu hồng và hơi nề, hoặc đỏ và có vảy da. Những vết đỏ ngứa này dần dần lan rộng hoặc phát triển từng đợt có khi do thuốc, sau cùng toàn da đỏ sẫm róc vảy mỏng, xen kẽ một số vùng có vảy là. Da dày cộm ít hay nhiều ở thân mình và các chi da thường hằn sâu liken hóa.

Nhiễm cộm lan tỏa làm biến dạng mặt, sưng tai, lộn mí mắt, tóc và lông rụng. Móng tay nhắn bóng, mòn do gãi.

Nghĩ tới Mycosis khi có triệu chứng:

– Ngứa dữ dội liên tục, gây tổn thương do gãi, nhiễm cộm lan tỏa, nhiễm khuẩn thứ phát.

– Xen kẽ có vùng da lành. Nằm giữa nền đỏ lan tỏa thành từng vùng nhạt màu, hơi lõm hình tròn hoặc đa giác.

– Dạ dày cộm lan tỏa, có chỗ thành ngấn, thành gờ do tổ chức có mỡ ở dưới bị teo, có đám nhiễm cộm khu trú hình nhẫn.

– Hạch to và nhiều (nhưng ít giá trị vì thường gặp trong mọi bệnh đỏ da và ngứa).

– Tiến triển mạn tính có đợt vượng ngoài da và sốt kéo dài 1-2 năm hoặc hơn, những thể đỏ da này nhanh chóng dẫn đến suy kiệt, chết sau vài tháng ngay lúc chưa có u rõ rệt.

Cần xét nghiệm máu, và chọc tủy để loại trừ bạch cầu đa sinh, radio trị liêu từng vùng có thể làm giảm ngứa và kéo dài tiến triển.

Đỏ da bạch cầu đa sinh

Cũng giống như đỏ da tiền Mycosis, ngứa có thể ít hơn. Nhiễm khuẩn cộm khu trú thành cục, thành mảng xuất hiện sớm, hạch nổi nhiều và to có ý nghĩa rất quan trọng kèm theo lách to.

Chẩn đoán đỏ da, bạch cầu đa sinh phải dựa vào: huyết đồ, hạch đồ và sinh thiết da. Radio trị liệu, đồng vị phóng xạ, thuốc ức chế miễn dịch, có thể kéo dài đời sống 1-2 năm.

Đỏ da tiên phát: Nhóm này gồm 2 thể:

Vảy phấn đỏ F.Helbra: bắt đầu bằng những mảng đỏ, nề có vảy da mỏng rải rác ở các khoeo sau vài tháng thành đỏ da toàn thân. Điều đáng chú ý là màu da đỏ rực, có vảy gắn chặt và tiến triển thành xơ teo, lan tỏa. Da đỏ và teo trên nền xương, cân hoặc trung bi xơ hóa thành cứ làm khó không cử động được. Tóc và móng rụng dần, mồ hôi không nữa, có thể nổi hạch. Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác run, ngày càng suy kiệt, bị loét do nằm, sau 1 – 2 năm bệnh nhân có thể chết do lao phổi.

Bên cạnh thể nặng này có thể bán cấp, mạn tính, tiến triển thành lành tính.

Viêm da róc vảy: Wilson-Brocq: Thường biểu hiện dưới 3 thể:

– Thể cấp tính, lành tính, kiểu ban đỏ dạng ban hồng nhiệt nhưng không có nguyên nhân nhiễm độc nhiễm khuẩn.

– Thể mạn tính kéo dài nhiều năm, lúc tăng lúc giảm không bao giờ khỏi hẳn.

– Thể bán cấp đỏ da róc vảy khô, vảy nhiều như lợp ngói đôi khi thành hình tròn. Ngứa vừa phải và móng thường rụng, bệnh tiến triển qua nhiều đợt, kèm theo sốt và hạch. Có thể chết sau 3-6 tháng sau suy kiệt. Biến chứng phủ tạng . Một số trường hợp có thể khỏi . Không tái phát.

Đỏ da thể sơ sinh, trẻ bú: Có 2 thể sau đây:

Viêm da róc vảy trẻ bú (Rittre Von- Rittersheim 1878): Là một bệnh hiếm ở trẻ bú từ 1-5 tuổi. Thường bắt đầu bằng những phỏng nước thoáng qua nhất là quanh miệng, sau toàn thân da đỏ rực róc vảy lớn, rớm dịch, rất ít khi gặp những phỏng nước thực sự, dấu hiệu Nikolsky (+) sốt 39 – 40 ºC.

Bệnh tiến triển sau vài ngày đến chết trừ một số trường hợp có thể kéo dài và khỏi.

Nguyên nhân: chưa rõ, có thể là do nhiễm khuẩn.

Đỏ da róc vảy Lenier Mousous (1907) thường gặp nhiều hơn loại trên, tiến triển lành tính, mặc dù 35% – 40%, có thể chết do rối loạn tiêu hóa, viêm ruột. Bắt đầu hoặc bằng một á sừng da đầu ở đầu hoặc bằng một viêm da mông hoặc cả hai bên. Đám tổn thương đầu tiên ngày càng lan rộng. Cùng với đám ở vùng khác liên kết với nhau tạo thành một đỏ da róc vảy toàn thân.

Da đổ kiểu ban hồng nhiệt, có vảy khô hoặc vảy ướt tùy từng vùng. Tình trạng toàn thân tương đối tốt, không sốt. Các tác giả thường coi bệnh này bằng một đỏ da do liên cầu, một á sừng toàn thân nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán bệnh: dựa vào dấu hiệu lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị bệnh đỏ da

Nguyên tắc điều trị

– Theo nguyên nhân và mức độ của bệnh mà có cách điều trị thích hợp.

– Thận trọng trong việc dùng thuốc tại chỗ và toàn thân.

– Điều trị phải thận trọng và phải vào viện ở những nơi có hệ thống cấp cứu kịp thời.

Điều trị toàn thân

– Truyền dịch, truyền đạm, dinh dưỡng thích hợp.

– Vitamin C liều cao, kháng sinh và corticoide kèm theo tùy theo từng trường hợp

– Nâng cao thể trạng.

Điều trị tại chỗ

Thận trọng vì da bị viêm nhiễm, mất sức đề kháng nên dễ gây phản ứng, dị ứng tùy theo giai đoạn của tổn thương, cấp, bán cấp và mạn tính mà có thuốc bôi cho thích hợp.

Phòng bệnh

Không dung thuốc bừa bãi kể cả thuốc tại chỗ và toàn thân.

Vệ sinh da tốt theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Khi mắc bệnh ngoài da cần phải đến ngay các BS chuyên khoa, không được tự động bôi thuốc dù bệnh rất nhẹ.

Khi xuất hiện đỏ da, bệnh không tiến triển tốt, hoặc đỏ da cần phải được nâng đỡ thể trạng không nên tự động dung các loại thuốc bao vây, thuốc không rõ xuất xứ để điều trị bệnh.

Điều trị bằng thuốc bôi kháng khuẩn: Sau vài ngày, vài tuần có thể khỏi (tắm thuốc tím pha loãng 1/10.000, bôi dung dịch milian, eosin 2%, kem dalibour).

Bệnh Viện Bạch Mai

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago