I. Đại cương:
1. Định nghĩa:
Hen phế quản nghề nghiệp (HNN) là hen phế quản mà nguyên nhân được gây bởi toàn bộ hoặc 1 phần các tác nhân ở nơi làm việc (Burge P.S. 1995).
Là một thể của hen phế quản, có thể phát triển ở người trước đó đã mắc hen phế quản hoặc không.
2. Dịch tễ:
– Tỉ lệ chung trên thế giới chiếm từ 2-15% hen phế quản người lớn (thấp nhất là 5% công nhân mắc HNN).
– Ở Anh (1998) hen nghề nghiệp chiếm 26,4% trong các bệnh hô hấp của các công nhân, trong đó nguyên nhân do Diisocyanate chiếm chủ yếu (22%). Ở Việt nam HNN chưa được công nhận là bệnh nghề nghiệp.
3. Nguyên nhân:
Gồm 2 nhóm nguyên nhân chính:
– Các tác nhân có trọng lượng phân tử (TLPT) cao:
+ Sản phẩm của động vật, côn trùng: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi
+ Các động vật ở labo: chuột, thỏ, cừu
+ Chim bồ câu, gà, côn trùng nuôi: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi…
+ Thực vật: hạt cà phê, chè…
+ Enzyme sinh học (Trypsine, papain…), công nghiệp xà phòng, thuốc
+ Nhựa, cao su: nhân viên y tế, sản xuất đồ chơi…
+ Gôm thực vật: sản xuất gôm, thợ in
+ Khác: chế biến thuỷ sản (tôm, cua)
– Các tác nhân TLPT thấp:
+ Diisocyanate: nhà máy sản xuất nhựa, sơn
+ Anhydrite: nhà máy sản xuất nhựa
+ Bụi gỗ: chế biến gỗ
+ Kim loại (nickel, platinum…): công nghệ kim loại nặng
+ Thuốc (penixicllin. Cephalosporin, salbutamol, tetraxicllin…): công nghiệp hoá, dược.
+ Khác: Formalin, hexachlorophere (sử dụng ở bệnh viện)
– Yếu tố nguy cơ: thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, tạng atopy, hút thuốc lá.
4. Cơ chế bệnh sinh: rất phức tạp và còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Có 2 nhóm cơ chế chính như sau:
– Cơ chế không miễn dịch:
+ Co thắt PQ phản xạ
+ Co thắt phế quản do kích thích (hội chứng rối loạn hoạt động của đường thở- reactive airways dysfunction syndrome – RADS)
+ Co thắt phế quản do thuốc
– Cơ chế miễn dịch:
+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgE (Type I): cả 2 nhóm nguyên nhân
+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgG (Type II)
+ Đáp ứng miễn dịch qua phức hợp miễn dịch (Type III)
+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian bổ thể
+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (Type IV)
II. Lâm sàng và cận lâm sàng:
1. Lâm sàng: biểu hiện bằng 2 thể chính
– HNN khởi phát tiềm tàng:
+ Gặp ở hầu hết bệnh nhân
+ Do tác nhân TLPT thấp và cao
+ Triệu chứng xuất hiện sau tiếp xúc với dị nguyên vài tuần đến vài tháng
+ Xuất hiện các triệu chứng và nhạy cảm ở nồng độ thấp các tác nhân nơi làm việc
+ Tăng đáp ứng phế quản (+)
– HNN khởi phát tức thì:
+ Ít gặp
+ Triệu chứng xuất hiện vài giờ sau tiếp xúc với tác nhân
+ Các tác nhân chính: khí, khói (chloride, ammonia…)
– Biểu hiện kèm theo: viêm mũi, viêm da dị ứng…
2. Cận lâm sàng:
– Thông khí phổi (TKP):
+ Đo 1 lần ít giá trị
+ Đo thường xuyên và nhắc lại: đo trước, trong (sáng, chiều), sau làm việc, rời công việc (ở nhà), theo dõi lâu dài (3-4 tuần). Thường sử dụng đo PEF.
+ Rối loạn thông khí phổi: RLTKTN phục hồi ≥ 75% sau khi nghỉ việc là tiêu chuẩn chẩn đoán, RLTKTN phục hồi < 25 % xem xét lại chẩn đoán, RLTKTN phục hồi 25 – < 75% cho nghỉ lâu hơn,xác định lại.
– Test da với các dị nguyên ở môi trường đã xác định (+)
– Test kích thích phế quản:
+ Test kích thích phế quản không đặc hiệu: không có giá trị chẩn đoán
+ Test kích thích phế quản đặc hiệu với các dị nguyên ở môI trường đã xác định (+): có giá trị chẩn đoán xác định
– Xét nghiệm IgE đặc hiệu: RAST, ELISA có Se, Sp phụ thuộc vào tác nhân (Se: 19-92%, Sp: 80-98%)
III. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt:
1. Chẩn đoán (EAACI- European Academy of Allergology and clinical immunology):
– Tiền sử tiếp xúc với các tác nhân: rất quan trọng
– Triệu chứng xảy ra khi tiếp xúc lần đầu tiên
– Các triệu chứng thay đổi liên quan đến làm việc:
+ Thay đổi trong ngày làm việc: PEF giảm nhiều nhất sau 6-8 h làm việc, nghỉ đỡ
+ Thay đổi giữa các ngày làm việc: nặng ở ngày đầu
+ Thay đổi hàng tuần làm việc: triệu chứng hồi phục ít nhất 10 ngày sau rời công việc hoặc 1 tháng
– TKP: RLTKTN và phục hồi liên quan đến công việc
– Test da với các dị nguyên ở môi trường đã xác định (+)
– Test kích thích phế quản đặc hiệu với các dị nguyên ở môi trường đã xác định (+)
– Viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
– Viêm phổi tăng cảm
IV. Điều trị:
– Dự phòng:
+ Xác định tác nhân nhạy cảm ở môi trường làm việc
+ Điều tra tính nhạy cảm của công nhân tiếp xúc
+ Kiểm soát nồng độ các tác nhân nhạy cảm ở môi trường làm việc: nồng độ Diisicyanate cho phép 1-30ng/m3
– Điều trị:
+ Thay đổi công việc
+ Điều trị miễn dịch (immunotherapy):
* Giải mẫn cảm đặc hiệu.
* Ổn định tế bào mast: zaditen, ketotifen…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…