Categories: Dinh dưỡng

Thói quen dùng mật ong khiến thực phẩm này thành chất KỊCH ĐỘC đặc biệt hại sức khỏe

Thói quen dùng mật ong khiến thực phẩm này thành chất KỊCH ĐỘC đặc biệt hại sức khỏe nhưng nhiều người mắc mà chẳng ngờ.

Thói quen dùng mật ong gây hại

Trong mật ong có chứa các vitamin nhóm B như B9, B12 và sắt, đồng nên có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu; tạo môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi trong đại tràng nên chống được tình trạng táo bón.

Ngoài ra, mật ong còn cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ bắp, chứa nhiều chất chống lão hóa.

Tuy có nhiều công dụng nhưng có một sai lầm mà ai cũng mắc phải đó là cho rằng mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Thực tế, bất cứ thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, mật ong cũng vậy, và hạn dùng phổ biến nhất được khuyến cáo cho người tiêu dùng là 2 năm. Vì theo thời gian, mật ong sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.

Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư…

Chất HMF này khi bảo quản mật ong rừng ở nhiệt độ càng cao thì sinh ra càng nhiều. Mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, sau 100 – 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35 độ C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg.

Lưu ý rằng trong tiêu chuẩn nhập khẩu mật ong vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ thì hàm lượng HMF chỉ là 40-80mg/kg (tùy theo mật ong được sản xuất theo điều kiện của các nước châu Âu hay mật ong tại các nước nhiệt đới).

Vì thế mật ong nếu để càng lâu trong môi trường khí hậu nóng ẩm vào mùa hè như ở Việt Nam sẽ càng sản sinh thêm nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.


Những điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong

1. Mật ong và cơm

Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.

2. Mật ong kỵ với cây thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

3. Mật ong không nên pha với nước đun sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.

4. Mật ong kỵ với hành tây

Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 mins ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

15 mins ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago