Trước khi cất trứng sống vào tủ lạnh, bạn nên dùng khăn mềm lau sạch bề mặt vỏ để loại bỏ vi khuẩn tránh lây lan sang các thực phẩm khác. Bên cạnh đó, trứng đã chế biến nên để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh.
Khi bạn đập trứng sống để nấu, nếu nó có mùi hôi nồng nặc hoặc lòng trắng đã chuyển thành màu xanh ngà nên vứt bỏ.
Ăn phải trứng quá hạn khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn Salmonellosis gây tiêu chảy, đau đầu, sốt, nôn mửa…
Sốt mayonnaise không nên để đông vì nó sẽ không còn mềm mịn và giữ nguyên hương vị. Trong khi đó, bơ có thể được bảo quản ở tủ đông. Bơ và mayonnaise khi bị quá hạn có thể dễ nhận biết vì nó lỏng, có mùi hôi. Nếu tiếp tục sử dụng, chúng sẽ làm hỏng toàn bộ món ăn của bạn.
Bạn không nên bảo quản sữa ở nơi có ánh sáng trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị. Sữa đặc sau khi mở nắp cần được đậy kín, tránh kiến, gián xâm nhập. Sữa quá hạn sẽ có mùi hôi, vị chua và bị đông lại, vón cục. Uống phải sữa hỏng sẽ khiến bạn bị nhiễm khuẩn, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc sốt.
Phụ nữ mang thai, trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu nên ăn hết sữa chua trong ngày.
Khi bảo quản pho mát, bạn nên gói chúng bằng giấy sáp hoặc đựng bằng hộp có kẽ hở không khí, không nên bọc quá kín để giữ nguyên hương vị của pho mát.
Pho mát thường được làm từ sữa chưa tiệt trùng nên rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu để quá hạn.
Phương Mai – Phượng Nguyễn
Nguồn: Zing
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…
Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…