Categories: Sức khoẻ

Thảo quả trị bệnh hôi miệng

Theo Đông y thảo quả vị cay, tính ấm, vào kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung hoá thấp kiện tỳ tiêu thực, giải độc; còn có thể cắt cơn sốt rét.

Thảo quả tên khác: Đò ho, thảo đậu khấu, mác hấu.

Theo Đông y thảo quả vị cay, tính ấm, vào kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung hoá thấp kiện tỳ tiêu thực, giải độc; còn có thể cắt cơn sốt rét. Do công năng tân ôn, phương hương trừ hàn táo thấp nên được làm gia vị, khai vị, long đờm tiêu thực. Có trong nhân bánh gai bánh mật, các loại chè nước mứt, nước gội đầu làm sạch gầu, thơm tóc. Liều dùng: 3-8 g. Kiêng kỵ: Người không có hàn thấp, thực uất thì kiêng dùng.

Sau đây là những bài thuốc chữa bệnh dùng vị thuốc thảo quả.

Thảo quả.

Ấm bụng giảm đau: Dùng cho chứng hàn thấp tích vào trong, ngực bụng đau trướng.

+ Nước thảo quả: Thảo quả (lùi chín) 6 g, hậu phác 12 g, hoắc hương 12 g, thanh bì 8 g, bán hạ khúc 8 g, thần khúc 8 g, đinh hương 4 g, lương khương 6 g, cam thảo 4 g, sinh khương 12 g, đại táo 12 g. Sắc uống.

Ấm tỳ, cắt cơn sốt rét: Dùng cho chứng sốt rét, rét nhiều mà nóng ít hoặc chỉ rét không nóng hoặc tỳ hàn tiêu chảy không ăn được. Dùng 1 thang trong các bài sau:

+ Thang quả phụ: Thảo quả nhân 8 g, phụ tử chế 12 g, sinh khương 12 g, đại táo 3 quả. Sắc uống.

+ Thảo quả nhân 20g, nghiền bột, cuộn vào tấm vải màn, một giờ trước khi lên cơn sốt rét, nút vào một bên lỗ mũi, nhằm cắt cơn sốt rét.

+ Thảo quả 6g, hạt cau (binh lang) 6g, thường sơn 6g, sắc uống.

+ Thường sơn ẩm: Thường sơn 12 g, thảo quả 12 g, hạt cau 12 g, tri mẫu 8 g, bối mẫu 12 g, gừng tươi 12 g, đại táo, sắc uống hoặc thảo quả 10 g, kha tử 10 g, sinh khương 7 miếng, đại táo 12 g. Sắc lấy 600 ml, cô lại còn 200 ml, chia uống trong ngày. Chữa sốt rét thiên về đàm nhiệt (đờm nóng, đặc).

+ Chè thuốc thất bảo: Thường sơn 12 g, thảo quả 12 g, hậu phác 12 g, thanh bì 12 g, hạt cau 12 g, trần bì 12 g, cam thảo 4 g. Sắc với rượu loãng (một nửa nước, một nửa rượu – rượu khoảng 20 độ) để uống chữa sốt rét thiên về đàm thấp (đờm ướt, rớt, lỏng).

Kiện tỳ, tiêu thực: Dùng cho chứng kém ăn bụng đau trướng, nôn oẹ.

+ Thảo quả bình vị: Thảo quả lùi chín 6 g, thương truật 12 g, hậu phác 12 g, trần bì 12 g, sinh khương 12 g, đại táo 3 quả, cam thảo 4 g. Sắc uống. Trị các chứng kể trên.

+ Thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo, liều lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6 g, chiêu bằng nước gừng. Chữa xích bạch lỵ, sốt, đại tiện ra máu.

Ngoài ra, dùng thảo quả giã dập, ngậm nuôt nước để chữa hôi miệng.

Theo TS. Nguyễn Đức Quang/Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago