Tại sao trẻ em lại mắc sùi mào gà?

Nếu không được điều trị dứt điểm, sùi mào gà ở trẻ em sẽ tái phát, thậm chí tiến triển ung thư và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của các bé.

Thông tin gần sau điều trị hẹp bao quy đầu tại phòng khám tư khiến nhiều người lo lắng. Trong hai tháng gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận và điều trị cho 1.560 bệnh nhân mắc sùi mào gà. Trong đó, số lượng bệnh nhi là 59 bé, tất cả đều dưới 15 tuổi.

Biểu hiện khi trẻ mắc sùi mào gà

Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, sùi mào gà là do HPV – một loại virus DNA sợi kép gây nên, hiện nay đã tìm ra hơn 130 type. Sùi mào gà ở người lớn thường do HPV type 6 và 11 gây ra, trong khi đó type HPV gây biểu hiện sùi mào gà của trẻ em rất đa dạng. Type HPV hay gây tổn thương hạt cơm ở da (type 1-4, đặc biệt là type 2 và 3) thường được phát hiện ở trẻ em.

Biểu hiện của bệnh là tổn thương sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài mm. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn (giống hình súp lơ).

Ở trẻ nam, sùi mào gà thường gặp ở vị trí quanh hậu môn và thân dương vật. Với bé gái, bệnh có thể gặp ở quanh hậu môn, âm hộ, màng trinh, phía ngoài âm đạo và khu vực quanh lỗ niệu đạo. Một vài trường hợp có thể gặp ở bên trong niêm mạc âm đạo và trực tràng. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở trẻ nam hơn.

Con đường lây bệnh

PGS Doanh cho biết nếu sùi mào gà ở người lớn đa phần là do lây truyền qua con đường tình dục, còn trẻ thường mắc bệnh khi lây từ người chăm sóc trực tiếp.

Tại bệnh viện, nhiều trường hợp được phát hiện lây trực tiếp từ bố mẹ. Bệnh cũng tự lây truyền từ tổn thương do HPV gây ra ở vùng niêm mạc hoặc da, truyền từ mẹ bị nhiễm HPV sinh dục trong quá trình sinh nở. Đặc biệt, trẻ có thể mắc sùi mào gà do lây nhiễm từ đồ dùng như khăn, đồ lót bị nhiễm HPV, hoặc can thiệp y tế (như chít hẹp bao quy đầu) không đảm bảo điều kiện vô trùng.

Mối nguy hiểm của bệnh sùi mào gà

Theo PGS Doanh, trẻ mắc sùi mào gà nếu được chữa trị dứt điểm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình dục sau này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng phác đồ, bệnh sẽ tái phát, đặc biệt có thể tiến triển sang ung thư và khả năng sinh sản sau này.

Để điều trị cho trẻ, các bác sĩ sẽ dùng thuốc bôi tại chỗ. Tuy nhiên, điều trị sùi mào gà ở trẻ em bằng thuốc bôi có tỷ lệ tái phát khá cao.

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp áp lạnh, laser, cắt bỏ tổn thương. Những biện pháp này sẽ gây đau và trong một số trường hợp để lại các sang chấn tâm lý cho bệnh nhi. Trẻ thường khó hợp tác nên bác sĩ sẽ phải tiến hành gây tê, gây mê.

“Virus gây bệnh sùi mào gà có nhiều loại, trong đó có một số type có nhiều nguy cơ gây ung thư hơn. Vì vậy, việc điều trị phải triệt để, theo dõi thường xuyên, nếu xuất hiện tổn thương, bệnh nhi phải quay lại điều trị ngay”, PGS Doanh nhấn mạnh.

Chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ nên lưu ý khi con có những vết phồng rộp hoặc bất thường ở cơ quan sinh dục cần phải đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Yhocvn.net (Theo nguồn: Zing)

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago