Khớp

Sử dụng thuốc giảm đau theo các chuyên gia bệnh lý cơ xương khớp

Hiểu đúng hơn về việc sử dụng thuốc giảm đau kháng viên trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp

Là nhóm bệnh phổ biến, gây đau đớn và có tỷ lệ gây tàn phế cao hiện nay.

Nhóm bệnh này đang dần được trẻ hóa và có chiều hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tổn thương xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thoái hóa khớp chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh lý cơ xương khớp có liên quan tới tuổi và là tiến trình tự nhiên của đời sống con người, nên ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Đặc trưng bởi tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp. Bình thường các mô sụn khớp bao phủ các đầu xương trong khớp, giúp các khớp trượt lên nhau dễ dàng và không gây đau.

Khi thoái hóa khớp xảy ra, lớp sụn khớp sẽ bị bào mòn, mặt khớp bị nham nhở, đầu xương bị thương tổn, màng hoạt dịch bị viêm… khiến cho khớp không thể vận hành tốt.

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bệnh cơ xương khớp phổ biến hiện nay cũng như là các lựa chọn điều trị hiệu quả & an toàn.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Các yếu tố có thể thay đổi hay phòng ngừa:

Quá cân và béo phì: Gây tăng áp lực lên khớp và có thể thay đổi hình dạng của khớp.

ít tập thể dục: Gây yếu cơ bắp & cứng khớp.

Chấn thương khớp: Các hoạt động gây áp lực nhiều lên trên một khớp bao gồm ngồi xổm, quỳ, hoặc một số môn thể thao hoặc công việc nặng nhọc.

Các yếu tố không thể thay đổi:

Yếu tố di truyền và tiên sử gia đình

Mất cân đối trục của các khớp: Làm sự mất sụn không đéu, trục khớp càng bị lệch.

Tuối tác

Giảm chức năng thần kinh

Các bất thường về nội tiết và chuyển hóa

Các loại viêm khớp đặc biệt

Đã từng bị viêm khớp nhiễm trùng

Hiểu đúng về thuốc kháng viêm giảm đau NSAID

Paracetamol hoặc các thuốc thoa tại chỗ là thuốc giảm đau được chọn lựa đầu tiên do ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi đau nặng hơn hoặc có hiện tượng viêm thì các thuốc này không đủ hiệu quả.

Các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (Non-Steroidal Anti-lnflammatory Drugs) viết tắt là NSAID là một nhóm có cấu trúc hóa học khác nhau, không chứa nhân steroid, có chung các đặc tính hạ sốt, kháng viêm và giảm đau thông qưa cơ chế ức chế tổng hợp các prostaglandin tiên viêm. Đây cũng là một trong những nhóm thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả nhất, được sử dụng rất phổ biến, với mục đích chính là để điều trị giảm đau và/hoặc kháng viêm trong nhiều lệnh lý cơ xương khớp.

Hiệu quả

Các NSAID được đánh giá là có hiệu quả kháng viêm và giảm đau tương đương nhau ở liều điều trị phù hợp cho các chỉ định. Đánh giá này dựa trên các khuyến cáo gồm Hiệp Hội Thấp khớp Châu Âu (2014) và Hội Đồng chuyên gia Thấp khởp Châu Âu (2015)…

An toàn

Các NSAID cần thiết cho các bệnh nhân xương khớp để duy trì khả năng vận động và cải thiện chất lượng sống, tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ, thậm chí nghiêm trọng, gây đe dọa tính mạng của người bệnh.

Tác dụng phụ của các NSAID không giống nhau, cần dựa vào các bằng chứng lâm sàng để lựa chọn thuốc.

Cần sử dụng một cách an toàn các NSAID trong kiểm soát các triệu chứng viêm/đau và làm giảm tối đa các tác dụng bất lợi của thuốc, kết hợp sớm với các điều trị cơ bản cho từng loại bệnh.

Nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của các NSAID chủ yếu do ức chế tổng hợp prostaglandin, làm giảm hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày, tá tràng. Ngoài ra các NSAID còn tác động trực tiếp hủy hoại các tế bào biểu mô tiêu hóa do phân lớn chúng đều có gốc acid.

Đường tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới:

Tác dụng phụ của NSAID liên quan trên cả đường tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới.

Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị loét, xuất huyết và thủng dạ dày hoặc ruột.

Trong dân số bình thường, biến cố đường tiêu hóa dưới chiếm 20% tổng số biến cố tiêu hóa. Với dân số sử dụng NSAID, tỷ íệ biến cố đường tiêu hóa dưới vào khoảng 13 – 40% tùy theo loại NSAID sử dụng.

Phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày

Việc kết hợp sử dụng NSAID với một thuốc bảo vệ dạ dày làm giảm nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa…  nhưng ngày càng nhiều biến cố tiêu hóa dưới xảy ra hơn ngay cả khi dùng NSAID có phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày.

Thuốc bảo vệ dạ dày không giúp bảo vệ đường tiêu hóa dưới:

Sự ức chế tiết acid bởi PPI chỉ bảo vệ đường tiêu hóa trên, nếu sử dụng kéo dài đặc biệt trên người cao tuổi không những không bảo vệ mà còn làm tăng ảnh hưởng của NSAID lên đường tiêu hóa dưới do sự rối loạn hệ vi khuẩn ruột.

PPI: Thuốc ức chế bơm proton, là một trong những nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ dạ dày.

Tiêu hóa dưới: Từ dưới dạ dày đến hậu môn

Các yếu tố làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của các NSAID bao gồm

+ Sử dụng thuốc kéo dài 1

+ Liều cao

+ Tuổi trên 60

+ Tiền sử loét dạ dày tá tràng

+ Nghiện rượu

+ Sử dụng đồng thời với các thuốc giucocorticoid, các thuốc kháng đông

+ Những bệnh nhân mắc bệnh nặng, tình trạng sức khỏe yếu.

Các bằng chứng an toàn trên tiêu hóa:

Sự ra đời của các thuốc NSAID ức chế chọn lọc trên COX-2 không tác dụng trên hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày, tá tràng, giúp làm giảm khoảng 40 – 50% các biến cố trên đường tiêu hóa (cả đường tiêu hóa trên và dưới) và được gọi nhóm thuốc có độc tính tiêu hóa thấp.

Các bằng chứng hiện nay về an toàn trên tiêu hóa phải đề cập đến tính an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa.

Cân nhắc về việc cùng NSAID phối hợp với PPl cũng như việc sử dụng một NSAID an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa.

Tim mạch

Gia tăng nguy cơ tim mạch là tác dụng phụ chung của tất cả các thuốc NSAID, nguy cơ này bao gồm tăng huyết áp, đột qụy, nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến tử vong.

Các yếu tố làm tăng tác dụng phụ trên tim mạch của các NSAID gồm:

+ Cao huyết áp

+ Tiền sử bệnh tim

+ Lớn tuổi

+ Béo phì

+ Hút thuốc

Từ năm 2004 tới 2016, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khảo sát tính an toàn trên tim mạch của các NSAID. Các nghiên cứu đã đưa ra một nhận định chung là tác dụng phụ tim mạch không phụ thuộc vào nhóm thuốc, mà phụ thuộc vào từng thuốc, một số NSAID đã được ghi nhận ít ảnh hưởng trên tim mạch.

Theo Đông thuận các chuyên gia Thấp khớp Châu Âu (2015) cho bệnh nhân nguy cơ tim mạch cao là tránh dùng NSAID, tuy nhiên nhiêu bệnh nhân viêm khớp thật sự cần thiết dùng NSAID để cải thiện chất lượng sống.

Chọn lựa NSAID có bằng chứng an toàn trên tim mạch, thuốc có thể kết hợp với aspirin liều nhỏ và/hoặc thuốc kháng đông là những giải pháp cần thiết.

Huyết áp

> 40% bệnh nhân thoái hóa khởp có kèm theo tăng huyết áp.

Mục thận trọng trên thông tin kê toa của NSAID cho thấy NSAID có thể dẫn đến khởi phát bệnh cao huyết áp mới hoặc làm tệ hơn tình trạng cao huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ các biến cố tim mạch.

Sử đụng NSAID mỗí ngày có thể gây ảnh hưởng lên huyết áp sau khoảng 1 tuần. NSAID dùng tại chỗ cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

NSAIDs có thể làm giảm tác dụng hạ áp của một thuốc điều trị tăng huyết áp.

Ảnh hưởng trên huyết áp của NSAIDs không giống nhau theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (2007) về sử dụng NSAID cho bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cần thận trọng nên lựa chọn các thuốc ít ảnh hưởng lên huyết áp. Nên lưu ý các chống chỉ định hoặc thận trọng trong thông tin kê toa đính kèm trong hộp thuốc.

Lưa chọn các thuốc ít ảnh hưởng lên huyết áp, lưu ý các chống chỉ định trên bệnh nhân huyết áp không ổn định.

Thận

Độc tính trên thận của các NSAID là hậu quả của sự co thắt hệ động mạch thận làm giảm dòng máu tới thận gây tăng nguy cơ tổn thương trực tiếp lên thận. NSAID đồng thời cũng gây giữ nước, do làm giảm bài tiết nước tự do và có thể càng làm cho tình trạng tăng huyết áp nặng thêm.

Cần thận trọng dùng NSAID cho bệnh nhân suy thận.

Lựa chọn thuốc NSAID ít ảnh hưởng lên thận đặc biệt trên các bệnh nhân nguy cơ cao.

Người cao tuổi

Đối với bệnh nhân lớn tuổi, chúng ta thường thấy các biến chứng do sử dụng nhiều thuốc. Tương tác thuốc: cần hết sức lưu ý trên bệnh nhân lớn tuổi. Việc sử dụng đồng thời NSAID với các thuốc chống đông và ức chế tiểu cẩu có thể gia tăng đáng kể nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, cũng như trên tim mạch, thận, huyết áp…

Nhiều bệnh nhân lớn tuổi đang điều trị cao huyết áp bằng thuốc lợi tiểu hay thuốc ức chế men chuyển. Các bệnh nhân này nếu dùng NSAID đồng thời sẽ làm tăng nguy cơ suy thận cấp.

Lựa chọn thuốc ít có các tương tác bất lợi hơn & có bằng chứng tính an toàn cao nhất là trên tiêu hóa & tim mạch, huyết áp & thận.

Một số lưu ý

+ Có một số thuốc giảm đau thông thường có thể mua tại nhà thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn, tuy nhiên không phải tất cả các thuốc này đều an toàn và và vẫn có những lưu ý khi sử dụng.

+ Paracetamol: không nên dùng quá 3 gam/ngày, tương đương 6 viên paracetamol 500mg. Tác dụng phụ đáng ngại nhất của paracetamol là gây tổn thương gan. Do vậy, những người có bệnh lý về gan cần thận trọng khi dùng paracetamol.

+ Ibuprofen: làm giảm tác dụng bảo vệ tim mạch của aspirin.

+ Do vậy những bệnh nhân có các vấn đề tim mạch trên cẩn lưu ý khi tự ý mua và dùng thuốc giảm đau. Tốt nhất hãy trao đổi mọi vấn để sức khỏe cũng như các thuốc đang sử dụng với nhân viên y tế.

+ Trên bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa việc kết hợp với PPI là một giải pháp nhưng nên lưu ý trên an toàn trên tiêu hóa dưới. Nên lựa chọn NSAID có tính an toàn trên toàn bộ đường tiêu hóa.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago