Tiêu hóa

Sỏi mật triệu chứng của SIBO

Bệnh sỏi mật (túi mật hoặc ống mật) là căn bệnh thường gặp đối với cả hai giới, nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Các số liệu thống kê cho thấy phụ nữ sau sinh ≥ 35 tuổi là đối tượng dễ mắc sỏi mật cao hơn so với những độ tuổi khác. Tương tự, những người thừa cân, béo phì đối diện với nguy cơ mắc sỏi túi mật tăng gấp đôi so với những người bình thường. Sỏi mật cũng là một trong những triệu chứng của sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO).

Thực tế cho thấy các triệu chứng của sỏi mật không rõ ràng và chỉ được phát hiện qua thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi sỏi đã gây biến chứng nguy hiểm. Nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật tăng dần theo độ tuổi. Nếu sỏi mật có kích thước nhỏ và nằm trong túi mật sẽ không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên trường hợp sỏi mật quá to hoặc sỏi mật gây tắc nghẽn ống dẫn mật sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng hạ sườn phải (vùng bụng dưới xương sườn) sau khi ăn nhiều dầu mỡ khoảng từ 30 – 60 phút.

Cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, có thể tự hết tuy nhiên tái lại nhiều lần

Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên vai phải

Gây buồn nôn hoặc nôn

Có thể đi kèm sốt, vàng da, vàng mắt

Gây rối loạn tiêu hoá: ợ hơi, ợ chua, đầy bụng

Bệnh Crohn (bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính thường ảnh hưởng đến đoạn xa của hồi tràng và phần lớn đại tràng), cắt hồi đại tràng hoặc một số bệnh liên quan đến đại tràng gây giảm tái hấp thu dịch mật.

Nguyên nhân gây sỏi mật

Có tiền sử gia đình bị sỏi túi mật

Người bị béo phì, lười vận động

Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol và ít chất xơ

Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone…

Phương pháp phòng ngừa sỏi mật

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Lựa chọn các loại chất béo tốt

Tăng cường thực phẩm giàu đường bột và chất xơ

Tăng cường rau và hoa quả tươi trong thực đơn hàng ngày

Uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít/người/ngày

Luyện tập thể dục mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, Aerobic, bơi lội…

Duy trì khám sức khỏe hệ tiêu hoá định kỳ hàng năm.

Lưu ý: Không uống bia rượu, cà phê, chất kích thích. Thịt đỏ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng… là những thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất béo không tốt nên hạn chế ăn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ợ hơi quá mức dấu hiệu cảnh báo SIBO

Hội chứng rò rỉ ruột dấu hiệu của SIBO

Táo bón và tiêu chảy xen kẽ hội chứng SIBO

Tiêu chảy triệu chứng phổ biến của SIBO

Chuyên gia chỉ dẫn chế độ ăn để không bị sỏi mật

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Các bài tập phòng ngừa đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô…

25 mins ago

Đục thủy tinh thể tuổi 50 + điều trị như thế nào

Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) thường gặp ở tuổi 50+ và là một trong…

22 hours ago

Các bệnh về mắt thường gặp ở tuổi 50+

Các cụ xưa thường nói đến tuổi ngũ tuần sức khoẻ suy giảm, mắt mờ,…

1 day ago

Trầm cảm căn bệnh không thể xem thường ở tuổi 50

Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…

3 days ago

Nhóm thực phẩm khắc tinh của bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là một thuật ngữ chung để chỉ các trạng thái ảnh hưởng…

4 days ago

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

1 week ago