Categories: Sức khoẻ

Sốc điện chữa bệnh tâm thần “Số phận thăng trầm” của một liệu pháp

Hiện nay, liệu pháp sốc điện với những cải tiến đáng kể như kích thích não sâu và kích thích từ xuyên sọ đã góp phần đáng kể cải thiện triệu chứng bệnh tâm thần. Nhưng ít ai biết rằng, liệu pháp này cũng có số phận thăng trầm như cuộc đời một con người.

Người bệnh đầu tiên từ 80 năm trước

80 năm trước, tại Đại học Rome La Sapienza, Italia, các bác sĩ thực hiện liệu pháp sốc điện người đàn ông 39 tuổi bị tâm thần phân liệt nặng. Theo lời kể của BS. Ferdinando Accornero – chuyên khoa tâm thần của trường đại học, 1 tuần trước đó, người đàn ông này đã được cảnh sát thành phố tìm thấy khi đang lang thang trên đường phố và lẩm bẩm những từ mà không ai có thể hiểu được. Sau khi đến với BS. Accornero, ông được chẩn đoán bị tâm thần phân liệt và điều trị bằng liệu pháp sốc điện: Truyền dòng điện 100volt qua đầu và được theo dõi tỉ mỉ. Vài tuần sau, người bệnh bí ẩn này đã có những hồi phục đáng kể, nói chuyện trở lại và trở về với cuộc sống bình thường là một kỹ sư ở Milan. Đây là người bệnh đầu tiên nhận được liệu pháp điều trị này, mặc dù các triệu chứng bệnh sẽ trở lại sau vài tháng nhưng các bác sĩ biết rằng họ đã có cách để chữa trị cho ông.

Trải qua 80 năm, liệu pháp sốc điện (ECT) đã cũng trải qua những thăng trầm như số phận của một con người, đã có những lúc các chuyên gia đưa ra câu hỏi liệu biện pháp này có thực sự giúp ích cho những người cần nó hay không?

Một bệnh nhân trầm cảm được điều trị bằng ECT tại Toronto, Canada năm 1976.

Thăng trầm liệu pháp chữa bệnh

Ý tưởng gây ra co giật để điều trị bệnh tâm thần do nhà thần kinh học Ladislas von Meduna, Đại học Budapest khởi xướng. Năm 1934, Meduna sử dụng một loại thuốc có tên là cardiazol tiêm vào cơ bắp để gây co giật trong vài giây hoặc vài phút cho người bệnh mắc chứng căng trương lực. Sau khi lấy lại ý thức, bệnh nhân bắt đầu ra khỏi giường, mặc quần áo và trong một số trường hợp đã nói chuyện trở lại. Liệu pháp mới này tạo ra một tiếng vang, mở ra một viễn cảnh mới về khả năng điều trị bệnh tâm thần nặng, được coi là khó chữa khỏi thời kỳ đó.

Tiếp theo việc sử dụng thuốc cardiazol, Ugo Cerletti – Trưởng khoa Tâm thần và Thần kinh tại Đại học Rome La Sapienza đã phát hiện cách tốt hơn để gây co giật là sử dụng dòng điện. Sinh viên của Cerletti, Lucio Bini đã thiết kế và chế tạo máy sốc điện để tạo ra dòng điện chạy qua hai điện cực, được bọc trong một miếng vải ngâm với dung dịch muối, đặt ở mỗi bên thái dương. Phương pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ, có thể gây gãy xương, nhất là xương sống, xương bả vai và xương hông, gây mất trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn… Để khắc phục, ECT được cải tiến bằng cách kết hợp với thuốc gây tê và thuốc giãn cơ giúp ngăn chặn cơ thể khỏi bị co giật, ngăn ngừa gãy xương, đảm bảo bệnh nhân ngủ trong suốt quá trình điều trị với chiết xuất từ nhựa độc cura kết hợp với thuốc an thần mạnh. Nhưng điều này dẫn đến sự gia tăng về số người chết – 4 trong 11.000 bệnh nhân vào năm 1943 – vì hơi thở cũng có thể bị tê liệt.

Những năm 1950, succinylcholine clorua đã được sử dụng thay thế cho cura và kết hợp với thuốc gây mê toàn thân làm cho phương pháp này an toàn hơn nhiều, giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong xuống còn khoảng 1 trong 10.000 bệnh nhân. Tuy nhiên, ECT vẫn không được ưa chuộng sau những năm 1960 do sự gia tăng thuốc theo toa và do những thông tin không có lợi trên các phương tiện truyền thông như gây phá hủy tâm trí, mất trí nhớ… Điều này gợi nhớ lại sự hoài nghi, kinh sợ của con người với ECT khi nó được dùng với mục đích không phải để chữa bệnh hay sử dụng bừa bãi cho những trường hợp không cần thiết và thường không có sự đồng ý của bệnh nhân. Tuy nhiên, đến nay, GS. Vikram Patel – Trường Y Harvard, Mỹ cho biết, chưa có bằng chứng kết luận về những tác dụng phụ của ECT và sự thật đây vẫn là một biện pháp điều trị rất tốt.

Liệu pháp này có được chào đón trong tương lai?

Năm 2004, một nghiên cứu từ Hiệp hội Nghiên cứu về ECT (CORE) – một chương trình do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ tài trợ, phát hiện ra rằng trong số 253 bệnh nhân bị trầm cảm nặng có 189 (75%) bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn triệu chứng sau khi thực hiện ECT 7 lần trong 3 tuần. Trong khi đó, thuốc chống trầm cảm đường uống thường chỉ có hiệu quả ở 2 trong số 3 người (66%) bị trầm cảm và triệu chứng thuyên giảm chỉ xảy ra ở 1/3 (33%). Ngoài hiệu quả điều trị, ECT còn thể hiện ưu thế đối với phụ nữ mang thai và người cao tuổi (2 đối tượng có nguy cơ cao bị trầm cảm nhưng thường không thể dùng thuốc chống trầm cảm).

Hiện nay, vẫn còn nhiều người hoài nghi, ác cảm hay kỳ thị với ECT và đây là nguyên nhân khiến người bệnh tâm thần không được hưởng lợi từ biện pháp này. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự tử và trầm cảm đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới thì mỗi người bệnh cần tất cả sự hỗ trợ từ bất kỳ biện pháp nào để cải thiện tình trạng bệnh. Theo một báo cáo gần đây tại Anh, ngày càng có nhiều người quyết định điều trị với ECT. Giữa năm 2015 và 2016, ở Anh có 22.600 lượt ECT được thực hiện, tăng 11% so với năm trước. Và ECT đã được thực hiện bằng nhiều dạng liệu pháp điện chọn lọc hơn như kích thích não sâu (DBS), kích thích từ xuyên sọ (TMS) và cả hai đều phát triển và phổ biến trong điều trị trầm cảm, bệnh Parkinson và các rối loạn tâm thần khác.

Lê Mỹ Giang

((Theo bbc.com, 5/2018))

Nguồn: SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

4 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago