Truyền nhiễm

Sau mưa lũ phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus

Làm gì khi trẻ bị rota virus sau mùa lũ

Sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng nên song hành với các bệnh đường hô hấp, da, đau mắt đỏ, thì bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh.

Đặc trưng của bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus là trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần, trẻ dễ bị mất nước, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Vì vậy, việc nhận biết và phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng.

Bệnh gây tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần, mất nước, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó người dân cần phải chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ, đối tượng dễ mắc và dễ diễn biến nặng hơn người lớn. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 tháng đến 24 tháng.

Virus Rota dễ lây và tồn tại dai dẳng

Tiêu chảy cấp do virus Rota có khả năng lây lan dữ dội, với đường truyền phổ biến là phân – miệng. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh. Virus gây bệnh này có thể sống nhiều giờ trên bàn tay, vài ngày trên các bề mặt rắn và tồn tại đến 21 ngày trong phân.Virus Rota gần như không thể bị tiêu diệt bởi các biện pháp vệ sinh thông thường như xà phòng mà chỉ bị tiệt trừ bởi các dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn.

Có nhiều loại rotavirus, vì thế có thể bị lây nhiễm nhiều hơn một lần. Tuy nhiên, những trẻ đã được uống vacxin vẫn có thể mắc nhưng mức độ nhẹ hơn.

Dấu hiệu nhận biết

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 – 3 ngày. Sau khi nhiễm rota virus khoảng 1 – 2 ngày trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng nôn nhiều và tiêu chảy. Thông thường nôn xuất hiện trước tiêu chảy, kéo dài từ khoảng 6 – 7 giờ đến 2 – 3 ngày, nôn giảm khi bắt đầu xuất hiện tiêu chảy. Phân nhiều nước, có thể có nhầy, nhớt nhưng không có máu, tiêu chảy ngày càng tăng sau đó giảm dần sau 3 – 9 ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có sốt thường sốt không cao quá, đau bụng quặn từng cơn. Vì trẻ vừa nôn và vừa tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên cơ thể tdễ bị mất nước và phải nhập viện để điều trị. Nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, li bì, ăn kém, hôn mê, thậm chí tử vong.

Rửa tay là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu

Cần làm gì khi trẻ tiêu chảy do Rota Virus?

Điều trị tiêu chảy cấp do rota virus bằng kháng sinh không hiệu quả. Ở thể nhẹ không có triệu chứng có thể tự khỏi sau 3 – 4 ngày. Việc điều trị chủ yếu là phòng biến chứng: bù nước và điện giải khi trẻ bị mất nước. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng hoặc cho trẻ uống oresol theo hướng dẫn, với trẻ nhỏ uống Oresol từng thìa nhỏ, 1-2 phút/thìa, bù nước 50ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài. Trong quá trình điều trị bệnh vẫn phải cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp với lứa tuổi, tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn đang bú. Nếu trẻ không thể bù nước bằng đường uống và có biểu hiện mất nước, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Chú ý, cần cho trẻ ăn uống thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, cho trẻ ăn từng thìa nhỏ, nếu trẻ bị nôn ói, cho trẻ nghỉ một chút rồi đút lại, chậm hơn.

Tuyệt đối, không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì thuốc này làm giảm nhu động ruột làm liệt ruột khiến phân không thải được ra ngoài chứ không có tác dụng diệt virus– nguyên nhân gây tiêu chảy ứ đọng lâu hơn, lâu ngày có thể dẫn đến chướng bụng, tắc ruột, tử vong…

Để phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus cần phòng bệnh chủ động bằng vắc xin

Lời khuyên thầy thuốc

Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, do đó nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác.

Các biện pháp phòng chống dịch tiêu chảy cấp do rota virus: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe: vệ sinh nguồn nước, ăn uống theo các quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm như không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín, rửa sạch rau quả trước khi ăn sống, giáo dục thói quen vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn.

Sau mưa lũ cần lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn toa-lét, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.

Ngoài ra, cần phòng bệnh chủ động bằng vacxin cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

BS. Xuân Hoàng

Yhocvn.net (Theo SKĐS)

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago