Categories: Tin tức y học

Sau 25 năm người Việt chỉ tăng 3 cm chiều cao

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, chiều cao của người Việt Nam thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số nước trong khu vực châu Á.

Em bé sẽ phát triển dần theo từng tuần, từng tháng, cuối cùng ở tuần 40, thai nhi có kích thước bằng quả dưa hấu.

Tại Lễ phát động Phong trào đẩy mạnh dinh dưỡng toàn cầu tại Việt Nam và triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết chiều cao của người Việt Nam tăng rất ít trong những năm vừa qua.

“Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3 cm, hiện đạt 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ. Chiều cao này thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á và còn cách rất xa so với mục tiêu đặt ra”, Bộ trưởng Tiến nói.

50% nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt còn hạn chế là dinh dưỡng và rèn luyện thể lực.

Do đó, bộ trưởng Y tế cho rằng để cải thiện chiều cao của người Việt Nam cần phải có những giải pháp can thiệp mạnh mẽ, đặc biệt là về dinh dưỡng trong những năm đầu đời của trẻ, dinh dưỡng và vận động thể lực cho lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì.

Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3 cm, hiện đạt 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ
. Ảnh: Nova

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, quá trình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, còn có những khó khăn, thách thức và chưa đạt được mục tiêu đã đề ra, không chỉ về chiều cao.

Trong đó, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao, chiếm 24,6% năm 2015. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới năm tuổi là 13%, thiếu máu là 27,8% và thiếu kẽm có tỷ lệ rất cao tới 69,4%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và thiếu kẽm tới 80,3%. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới phát triển chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam.

Đặc biệt, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em toàn quốc là 5,3%. Tại TP.HCM, con số này tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua (từ 3,7 lên 11,5%). Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Đây chính là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm.

“Ước tính Việt Nam hiện có tới 12 triệu người bị mắc tăng huyết áp và khoảng 3 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh hô hấp mạn tính, trên 125.000 ca được phát hiện mắc ung thư”, bà Tiến lo ngại.

Hà Quyên
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

13 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

13 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago