Categories: Sức khoẻ

Sai lầm khi di chuyển khiến bệnh nhân đột quỵ bị liệt

Bối rối khi người thân bị đột quỵ, nhiều người không biết cách xử trí khiến người bệnh bị chấn thương vùng đầu, cột sống cổ và liệt tứ chi.

Bác sĩ CKI. Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận điều trị 2 trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, trong quá trình đưa bệnh nhân đến bệnh viện, người nhà người bệnh mắc phải các sai lầm khiến bệnh tình của họ nặng thêm.

Cụ thể, là bà Ninh (65 tuổi, ở TP.HCM), có tiền sử về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Mới đây, người nhà phát hiện cụ bà mê man nên đưa đến bệnh viện.

Chụp CT, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị xuất huyết não và liệt tứ chi. Sau đó, người bệnh được chụp MRI cột sống cổ và phát hiện có tổn thương tủy cổ kèm theo.

Theo bác sĩ Tuấn, nếu di chuyển người bệnh đến bệnh viện không đúng cách có thể khiến người bệnh bị nặng thêm, thậm chí là bị liệt. Ảnh: N.P

Người nhà bệnh nhân cho biết, lúc đưa cụ bà đến bệnh viện đã để đầu cổ của bà tự do. Các bác sĩ nhận định nhiều khả năng bà Ninh bị liệt tứ chi do người nhà xử lý sai.

Anh Tú (42 tuổi, TP.HCM), bị ngã trên sàn nhà tắm bất tỉnh được người nhà vực dậy. Tuy nhiên, do sàn nhà tắm trơn nên người bế trượt chân té khiến cả 2 người đều bị chấn thương. Lúc nhập viện, người bệnh được chụp CT thì phát hiện vừa có chấn thương sọ não, vừa nhồi máu não kèm theo.

Theo bác sĩ Tuấn, việc di chuyển người bệnh đột quỵ không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Nếu muốn di chuyển người bệnh đúng cách, người thân cần biết đánh giá mạch, nhịp thở, đảm bảo đường thở, tim đập, cố định đầu cổ, tứ chi của người bệnh khi di chuyển.

Nếu không có cáng chuyên dụng thì tốt nhất nên để người bệnh trên mặt phẳng cứng, nằm ngửa, tay chân xuôi theo mình, dùng chăn cố định 2 bên đầu tránh chấn thương cột sống cổ lúc di chuyển.

Bác sĩ Tuấn cũng khuyến cáo người nhà bệnh nhân nên gọi xe cấp cứu 115 để đưa người thân đến bệnh viện. Bác sĩ điều trị lý giải vì xe cấp cứu được nhường đường nên đến bệnh viện nhanh hơn các phương tiện khác. Ngoài ra, trên xe cấp cứu luôn có nhân viên y tế, họ sẽ đánh giá tình trạng người bệnh chính xác hơn.

Khánh Trung
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

11 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

12 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago