Giới hạn là điều cần thiết khi dạy con nhưng phụ huynh thông thái sẽ biết đâu là những ranh giới mà con cần tuân thủ, đâu là việc không nên ngăn cấm.
Các nhà tâm lý cho rằng những giới hạn sẽ khiến một đứa trẻ cảm giác an toàn và bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, có những sự giới hạn quá đà lại khiến con cảm giác bất an và bị kìm hãm sự phát triển
Trò chuyện, dạy bảo một đứa trẻ nếu chỉ tuân theo những nguyên tắc là chưa đủ cha mẹ cần biết thấu hiểu, biết chính xác con đang còn thiếu điều gì, tính cách con ra sao để dần dần uốn nắn trẻ.
Trang Bright Side mới đây đã đưa ra một số lời khuyên trong cách ứng xử với trẻ trước những giới hạn, nguyên tắc mà bố mẹ cần thực hiện để đảm bảo những điều tốt đẹp nhất cho con. Đây cũng là những việc mà phụ huynh thông minh sẽ không bao giờ ngăn cấm con cái mình:
Nói “Không!”
Con cái không phải sinh ra để bị bố mẹ áp đặt mà là một thành viên của gia đình với những quyền lợi riêng. Đôi khi cấm con không được làm cái này, cái kia có nghĩa là bạn đã vi phạm biên giới, lãnh thổ của con. Thay vào đó, hãy lập ra một hiệp ước ngầm hoặc tìm cách để giải thích cho con hiểu vì sao thỉnh thoảng con lại phải làm những việc mà bản thân mình không muốn.
Khóc
Trẻ nhỏ cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách sinh động hơn nhiều so với người lớn. Nên đừng cấm con khóc hay đưa ra lý thuyết rằng những giọt nước mắt thật sự rất đáng xấu hổ. Tốt hơn hết là cùng trẻ làm chủ cảm xúc của mình, hiểu nguyên nhân vì sao trẻ khóc và tìm cách giải quyết vấn đề đó.
Mắc lỗi
Chẳng có ai không bao giờ phạm lỗi cả và trẻ con đương nhiên cũng vậy. Nhưng mọi chuyện sẽ càng trở nên tệ hơn nhiều khi người lớn cứ không ngừng la mắng trẻ vì điều này. Hậu quả là một đứa trẻ sẽ chẳng muốn tự mình làm bất cứ điều gì nữa sau khi đã bị mắng chửi, trù dập quá nhiều như thế.
Đặt câu hỏi
Một đứa trẻ khi lớn lên, đang tìm hiểu về thế giới thường luôn mang trong mình rất nhiều những câu hỏi mà đôi khi bố mẹ cũng chẳng thể giải đáp hết được. Có khi đó là về giới hạn trong kiến thức của bố mẹ hoặc có khi là do đang mệt và mất kiên nhẫn nên thường gạt ngang đi những câu hỏi của con.
Tuy nhiên, khoảng thời gian chất lượng mà bạn dành cho con không chỉ giúp ích cho sự phát triển của trẻ mà còn tạo ra kết nối chặt chẽ giữa bạn và con – điều sẽ lưu lại cho đến mãi sau này, khi con bạn đã trưởng thành.
Gây ồn ào
Đừng phá hỏng tuổi thơ của con! Hãy để chúng được hát và tạo ra những tiếng ồn, cả sự nhốn nháo nữa. Bởi sau tất cả, đây là thời kỳ duy nhất trong cuộc đời mà chúng được tự do làm tất cả những điều này.
Giữ bí mật
Càng lớn lên, trẻ sẽ càng cần nhiều hơn sự riêng tư. Bạn nên biết về những điều đang diễn ra trong cuộc sống của con nhưng hãy chắc chắn là mình không xâm phạm. Niềm tin của trẻ là vô giá và tốt hơn hết là đừng mạo hiểm đánh mất điều này bằng việc đọc trộm nhật ký hay cố ép chúng nói ra bí mật của mình.
Đòi sở hữu
Trẻ con cũng có quyền sở hữu riêng những món đồ giống như người lớn vậy. Nên chẳng có gì là đáng xấu hổ hay đáng trách nếu chúng tỏ ra tham lam và ích kỷ khi đòi giữ khư khư món đồ của mình.
Sợ hãi
Những đứa trẻ có thể sẽ sợ hãi một bác sỹ hoặc những người họ hàng xa lạ và đó là việc hoàn toàn bình thường. Nhưng đừng khiến trẻ cảm thấy xấu hổ vì điều này mà hãy vỗ về yêu thương rằng đã có bố mẹ ở đây và chẳng có gì phải sợ hãi hay run rẩy cả.
Tức giận hoặc ghen tị
Mỗi đứa trẻ đều là một cá nhân và chúng cũng có quyền được có những cảm xúc tiêu cực. Hãy nhớ rằng ý chí của chúng vẫn chưa đủ mạnh nên thường gặp vấn đề trong việc kiểm soát bản thân. Nhưng đừng buộc trẻ phải ngừng lại những hành động bộc lộ cảm xúc của mình chỉ bằng việc quy kết rằng con là người xấu.
Yhocvn.net (Theo Brightside)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…