Châu lục bí ẩn này đã ở đó trong hàng thiên niên kỷ, nhưng không ai phát hiện ra cả.
Từ nhỏ đến lớn, chúng ta vẫn được dạy rằng Trái đất có tổng cộng 6 châu lục: châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ và châu Nam Cực, xếp vào 5 lục địa: Phi, Á-Âu, Mỹ, Nam Cực và Úc.
Riêng tại Mỹ, họ tách châu Mỹ ra thành Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nên với người Mỹ – Trái đất có tới 7 châu lục.
Nhưng nhìn chung, dù là 5 hay 6, đó vẫn là những châu lục quen thuộc chúng ta vẫn nghe tên. Có điều theo như một nghiên cứu mới đây về các mảng kiến tạo, Trái đất hóa ra vẫn còn một châu lục nữa mang tên “Zealandia”, và nó đã ở đó trong hàng thiên niên kỷ mà chẳng ai biết cả.
Cụ thể, 11 nhà khoa học đứng sau nghiên cứu cho biết New Zealand và New Caledonia không phải là một chuỗi đảo như nhiều người vẫn tưởng. Trái lại, chúng là các phần của một lục địa duy nhất, tách biệt với châu Úc (châu Đại dương), với diện tích khoảng 4,9 triệu km2.
Lục địa mới Zelandia (phần màu xám)
“Đây không phải là phát hiện tình cờ, mà là một quá trình thu thập bằng chứng. 10 năm trước, chúng tôi không có đủ dữ liệu và chứng cứ để chứng minh điều đó” – các chuyên gia ghi lại trong báo cáo.
Chỉ 10 chuyên gia tham gia vào nghiên cứu này, nhưng nhiều nhà địa chất cũng đồng tình với kết luận của họ. Bruce Luyenkyk – nhà địa chất thuộc ĐH California, Santa Barbara là một trong số đó.
“Họ là những chuyên gia hạng A về nghiên cứu Trái đất. Tôi nghĩ các bằng chứng phải được xem xét rất kỹ lưỡng, và sẽ không có nhiều phản biện ở đây.” – Luyendyk trả lời Business Insider.
Trên thực tế, ý tưởng về “Zealandia” đã từng được chính Luyendyk chỉ ra vào năm 1995. Tuy nhiên, ông không cho rằng đó là một châu lục hay lục địa mới, mà chỉ là thuật ngữ dùng để gọi New Zealand, New Caledonia, và một nhóm hòn đảo nhỏ xung quanh đó.
Thế nào là một lục địa?
Một vùng đất để được công nhận là lục địa, cần có những đặc điểm sau.
– Một vùng đất cao hơn hẳn mặt nước biển.
– Cấu tạo từ ít nhất 3 loại đá: đá lửa (từ magma núi lửa), đá biến chất (do tác động của nhiệt độ và áp suất), và trầm tích (do quá trình xâm thực).
– Có thành phần vỏ Trái đất dày hơn vùng biển xung quanh.
– Và quan trọng nhất là: “Có diện tích vùng đủ lớn và tách biệt để được công nhận là lục địa hoàn chỉnh, thay vì là vi lục địa, hoặc là một phần của lục địa khác”.
Bản đồ địa chất của Zealandia
Xét trên những yếu tố này, Zealandia kết hợp từ New Zealand và New Caledonia đã đạt tiêu chuẩn. Đó đều là những hòn đảo nổi bật trên nền biển, có thành phần địa chất đa dạng, cùng lớp vỏ lục địa dày nhưng mật độ thấp hơn vùng biển xung quanh.
Trên thực tế nếu nhìn thoáng qua, Zealandia dường như không liền khối. Nhưng các ảnh chụp chi tiết từ vệ tinh cho thấy các mảnh này trên thực tế là một lục địa duy nhất. Chỉ là phần nối của lục địa này bị chìm dưới biển, chỉ lộ ra khoảng 5%. Đó là lý do vì sao Zealandia dù vẫn ở đó, nhưng chẳng ai phát hiện ra.
Quan trọng hơn, Zealandia chưa liên kết với châu Úc, do đó nó xứng đáng được gọi là lục địa. Ấn Độ cũng đủ độ lớn để trở thành lục địa, nhưng hàng triệu năm trước sự vận động của các mảng kiến tạo đã khiến nó sát nhập vào châu Á và châu Âu, trở thành một lục địa duy nhất – Eurosia, hay lục địa Á – Âu.
Việc công nhận lục địa mới có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là với New Zealand. Theo dự tính, tài nguyên thiên nhiên New Zealand có thể sở hữu sẽ lên tới hàng tỉ USD – từ dầu mỏ và khoáng vật ngoài khơi.
Treo Trí thức trẻ
Nguồn: ĐKN
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…