PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sau gần 10 năm theo dõi tình hình kháng thuốc của các vi khuẩn trong BV thấy rằng, có sự gia tăng tỉ lệ kháng thuốc, đặc biệt là xuất hiện tình trạng đa kháng thuốc của 1 số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn BV.
Theo PGS Kính, với giám sát thường xuyên như hiện nay thì có mức báo động tình trạng kháng thuốc, đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng hoặc siêu đa kháng xuất hiện trong BV. Đáng chú ý, một số vi khuẩn gây viêm nhiễm trong cộng đồng như phế cầu hiện nay tỉ lệ kháng thuốc cũng bắt đầu gia tăng, có những vi khuẩn đa kháng kháng thuốc với hầu hết các loại kháng sinh hiện đang được sử dụng trong BV. Hoặc với tụ cầu thì hiện nay cũng kháng với rất nhiều loại kháng sinh… Đây là vấn đề rất đáng báo động ở Việt Nam.
PV: Vậy hậu quả của việc kháng thuốc sẽ gây khó khăn như thế nào trong điều trị thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Văn Kính: Như chúng ta đã biết từ khi có kháng sinh, phát hiện ra penicilin và sau đó là một loạt các kháng sinh ra đời đã là cứu cánh cho nhân loại giúp khống chế được rất nhiều các bệnh nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm.
Thầy giáo 75 tuổi chia sẻ cách “dứt điểm” Đờm (đàm) Ho, Khó thở, Hen suyễn, COPD
Đừng tiếc 1 phút đọc bài này nếu bị khó ngủ, ngủ chập chờn để rồi phải hối hận
Tuy nhiên, với thời gian sử dụng càng dài, cùng với sự chọn lọc tự nhiên các vi sinh vật và áp lực của thuốc thì tỉ lệ kháng thuốc cũng đã gia tăng, và khi kháng thuốc kháng sinh gia tăng như vậy thì hậu quả đương nhiên sẽ dẫn đến là thời gian điều trị kéo dài, kéo theo sử dụng nhiều kháng sinh. Điều này sẽ lại ảnh hưởng đến kinh tế khiến giá thành điều trị tăng cao. Chưa kể với nhiều vi khuẩn kháng thuốc còn khiến nguy cơ tử vong tăng cao, nhất là với trường hợp nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn.
Có một thực tế ở nước ta hiện nay là hệ thống các trang bị giúp cho bác sĩ có thể định hướng được cho vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý còn chưa đồng bộ, chỉ có một số BV tuyến tỉnh, tuyến trung ương có labo vi sinh lâm sàng có thể giúp bác sĩ sử dụng thuốc kháng sinh một cách hợp lý. Nếu phát hiện vi khuẩn kháng thuốc thì không dùng các thuốc đã kháng nữa. Trong khi các BV tuyến dưới chưa có đầu tư thiết bị thì rõ ràng việc sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ và chính vì vậy nhiều loại kháng sinh sử dụng chưa hợp lý. Đó là chưa kể trong cộng đồng với tâm lý ngại đến bệnh viện khám bệnh – sợ chờ lâu và phải đi xa, cứ nghi ngờ sốt là nhiễm khuẩn là ra hiệu thuốc tự mua thuốc, thậm chí, chưa hỏi mua thì người bán đã tư vấn dùng thuốc kháng sinh… làm cho lạm dụng kháng sinh gia tăng.
Mặc dù Bộ Y tế đã có những văn bản quy định về việc bán kháng sinh theo đơn nhưng nhiều nơi chưa thực hiện nghiêm chỉnh, việc giám sát, thực hiện mua thuốc kháng sinh theo đơn cũng chưa triệt để. Cứ hỏi mua thuốc và không cần đưa bất cứ đơn thuốc kháng sinh nào thì người bán hàng cũng bán, kể cả kháng sinh thế hệ mới. Đây cũng là khó khăn của ngành y tế, khi chúng ta không đủ lực lượng để giám sát việc mua bán thuốc đó cho nên vấn đề nâng cao nhận thức của người dân, của dược sĩ, các nhà thuốc đối với việc mua thuốc kháng sinh là rất quan trọng.
PV: Vậy nếu tình trạng kháng kháng sinh này không kiểm soát được thì hậu quả sẽ ra sao thưa bác sĩ?
PGS.TS Nguyễn Văn Kính: Tổ chức Y tế thế giới đã nêu rõ nếu chúng ta không phòng chống việc kháng thuốc từ ngay hôm nay thì từ 10 – 20 năm nữa chúng ta sẽ không còn kháng sinh nào có thể phù hợp để mà “nhạy” với các vi sinh vật gây bệnh nữa. Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà không có thuốc điều trị đặc hiệu thì con đường bệnh nhân bị nhiễm khuẩn chỉ còn là đến… nghĩa trang.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ này!
Việc kiểm soát kê đơn kháng sinh trong điều trị, ông Khuê cho biết hiện nay việc kê đơn thuốc quy định rất chặt chẽ, các bệnh viện thực hiện kê đơn thuốc theo đúng chỉ định, quy định, quy chế kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú do Bộ Y tế ban hành. Các viện cũng hình thành Hội đồng dược, thuốc, hàng tuần đều xem xét bệnh án, đơn thuốc của bác sĩ kê cho bệnh nhân xem có hợp lý hay không.
Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng tiến hành củng cố hệ thống vi sinh, xem xét loại vi khuẩn và loại kháng sinh sử dụng đó có phù hợp hay không, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh trong bệnh viện, bảo đảm yếu tố vệ sinh và vô trùng. Với kê đơn ngoại trú, theo ông Khuê, tới đây, các quầy thuốc, nhà thuốc sẽ phải thực hiện quản lý mua bán, sử dụng thuốc qua hệ thống công nghệ thông tin để vừa bảo đảm bán thuốc khi có đơn vừa bảo đảm nguồn thuốc chất lượng để người tiêu dùng được sử dụng thuốc có chất lượng, không quá hạn, công khai minh bạch về giá cả.
Dương Hải
Nguồn: SKDS
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…