Categories: Truyền nhiễm

Những việc cần làm và nên tránh khi mắc bệnh quai bị

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc nhảy mũi.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc nhảy mũi.

–    Nên sử dụng thuốc acetaminophen. Không nên dùng Aspirin cho trẻ em mắc bệnh quai bị. Aspirin có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn .

–    Uống thật nhiều nước hoặc các loại nước trái cây để bù nước (bù dịch).

–    Nên ở nhà để tránh lây nhiễm sang cho người khác.

–    Nếu là bé trai bị mắc bệnh quai bị, thường sẽ bị đau nhức ở bìu. Để làm giảm đau nhức ở bìu nên để bé trai nằm thẳng   để bìu được nâng lên. Trong tư thế nằm, tinh hoàn 2 bên sẽ được nâng và làm chỗ dựa nâng đỡ cho cả bìu.

–    Có thể sử dụng túi lạnh chườm vào vùng bìu và cũng làm giảm cơn đau nhức.

–    Nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau nhức, sưng ở cổ , và sốt mà không thuyên giảm trong vòng 7 ngày.

–    Nên đi đến Bác sĩ khi có các triệu chứng đặc biệt như nôn liên tục hoặc choáng.

Những việc nên tránh khi mắc bệnh quai bị 

–    Ho, hắt hơi, giao tiếp nhiều ở nơi công cộng

–    Không chịu nghỉ ngơi và không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ

–    Không đến tham khám khi có biểu hiện cứng cổ hoặc đau đầu nặng.

Thời gian hồi phục

–    Bệnh quai bị thông thường là bệnh rất nhẹ ở trẻ em

–    Hầu hết các trường hợp đều hồi phục sau vài ngày. Cơn sốt sẽ giảm sau 3-4 ngày và các chỗ sưng và đau nhức sẽ giảm sau khoảng 1 tuần.

–    Tuy nhiên có một vài trường hợp xảy ra ở người trưởng thành phức tạp hơn ở trẻ em

–    Thỉnh thoảng đôi lúc mất thính giác tạm thời

–    Trẻ nam ở độ tuổi dậy thì và những người lớn, tinh hoàn có thể sẽ bị sưng lên và viêm tinh hoàn. Kèm theo sự viêm tinh hoàn là cảm giác rát, khó chịu.

–    Ở trẻ nữ ở độ tuổi dậy thì, buồng trứng có thể sẽ bị sưng lên và gây rát, gây khó chịu (chứng viêm buồng trứng), hoặc có thể bị sưng và đau ngực.

–    Bệnh quai bị còn là nguyên nhân khiến cho các cơ quan khác bị sưng lên và có cảm giác khó chịu. Tuyến tụy, màng não, tim, các khớp cũng có thể bị sưng lên và gây cảm giác khó chịu.

Lưu ý:

Những người đã bệnh quai bị là bệnh chỉ xảy ra 1 lần và không bao giờ mắc lại.

yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

5 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

1 day ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago