Tai nạn do hạt đỗ
Vừa qua tại Bệnh Viện Hải Hậu – Nam Định, khi khám tai cho cháu Nguyễn Thanh Tùng 2 tuổi, bác sĩ Dương Thị Mai phát hiện ở trong tai trái của cháu có vật lạ và nhiều mủ thối phủ lên vật lạ ìàm lỗ tai bị loét.
Cháu Tùng được đưa ngay vào phòng cấp cứu khoa Tai- Mũi – Họng. Các bác sĩ đã gắp được ở trong tai cháu Tùng hai hạt đỗ xanh đã bị trương lên và một con ruổi nằm chết ở giữa.
Qua lời kể của mẹ cháu Tùng thì tai trái của cháu đã chảy mủ nhiều ngày. Tai bị ngứa, Tùng hay cho ngon tay vào ngoáy và hay lê la chơi bên mẹt đỗ phơi ở sân, có thể hạt đỗ dính vào đẩu ngón tay rồi lọt vào lỗ tai. Càng ngoáy càng đẩy sâu hạt đỗ vào. Khi Tùng ngủ ruồi đã bâu vào tai rồi chui vào, mủ tai đã làm chân ruồi bị dính và không ra được, nó chết ở trong đó.
Thật may cho cháu bé đã được cấp cứu kịp thời, nếu để chậm lâu ngày, hậu quả thật khôn lường.
Tai nạn do que
Tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Hà Nội, cháu Nguyễn Khắc Tiến 5 tuổi ở Phúc Xá được đưa vào với tình trạng viêm tấy quanh amiđan. Bố mẹ cháu Tiến cho biết cháu bị đau họng dữ dội và sốt cao đã 3 ngày. Thì ra cháu Tiến nghịch ngợm thế nào bị một cái que chọc vào họng làm chảy máu. Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba thì trường hợp trẻ bị thế này xảy ra rất nhiều. Có cháu còn nuốt phải tăm, kim khâu… gây viêm tấy ở vùng họng.
Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề an toàn cho trẻ nhỏ. Nếu thấy dấu hiệu không bình thường cần đưa các cháu vào bệnh viện ngay để khám và chữa trị.
Tai nạn từ tăm
Thủng ruột vì… tâm xỉa răng, cháu Cát Tiên ở Khánh Hoà được người nhà đưa lên Bệnh viện Đa khoa Khánh Hoà trong tình trạng cấp cứu. Sau khi được cứu chữa kịp thời, các bác sĩ mới phát hiện ra cháu bị thủng manh tràng vì tăm xỉa răng. Ăn xong cháu có thói quen ngậm tăm trong mồm, do một chút sơ ý cháu nuốt chiếc tăm vào bụng. Theo bác sĩ Ngô Thế Lâm, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hoà thì có những bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và mọi chẩn đoán đều khẳng định là viêm ruột thừa. Đến khi kiểm tra lại mới biết thủng ruột do vô tình nuốt phải tăm xỉa răng.
Đối với anh Chu Quốc Cường ở ngõ Trung Tả, Khâm Thiên, Hà Nội. Anh Cường cũng có thói quen ăn xong ngậm chiếc tăm trên miệng. Lúc buổi trưa anh cứ ngậm chiếc tăm đi ngủ, thế là nuốt chiếc tăm lúc nào không biết. Đến chiều đau bụng vào Bệnh viện Việt – Đức mới biết do chiếc tăm nhọn hai đầu. May mà cấp cứu kịp thời.
Nhiều bệnh nhân không hề biết rằng làm cách nào mà những chiếc tăm lại chui được vào bụng. Chỉ biết rằng họ có ngậm tăm sau khi ăn rồi ngủ quên, hoặc xỉa răng trong lúc đang nhậu say xỉn. Trẻ em thì bị nuốt phải tăm khi ngậm tăm mà mải cười đùa… Những chiếc tăm nhọn hai đầu bỗng chốc trở thành nguy hiểm đối với con người.
Tai nạn do đinh
Anh Lê Vãn Đức (151/23 Đốc Ngữ, Hà Nội) một hôm nghỉ ở nhà liền tranh thủ đóng những chiếc đinh treo áo lên tường. Anh bảo con lấy cho bố mấy chiếc đinh, do tay mải chơi điện tử bé đã ngậm chiếc đinh trong mồm để đưa cho bố dần. Do bất cẩn, một chiếc đinh chui vào họng. Bé đã không thể khạc ra vì chiếc đinh mắc ngang trong họng. Người nhà vội vang đưa bé đến bệnh viện cấp cứu. Rất may là các bác sĩ đã kịp gắp chiếc đinh trong họng ra. Theo Giáo sư BS Lương Sĩ Cần, thì cũng có khá nhiều bệnh nhân là người lớn phải vào cấp cứu vì nuốt phải đinh, kim băng. Tại phòng trưng bầy vật tại Viện Tai Mũi Họng Trung ương, chúng tôi đếm được hàng nghìn dị vật lấy ra từ thực quản, khí quản hay phế quản của bệnh nhân được lưu lại đây. Có những dị vật mà thoạt nhìn không thể tin là làm sao lại có thể chui vào họng được ví dụ như nguyên cả một chiếc bánh xe đồng hồ, hay một chiếc máy bay cỡ ngón chân cái.
Tai nạn với xương cá
Sáng ngày 25/4, lúc đang ở phòng cấp cứu Viện Tai Mũi Họng TW chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi thấy bác sĩ Lê Thị Xuyền, phụ trách phòng cấp cứu đang gắp trong cổ họng một bệnh nhân, là một bé trai 14 tuổi, ra một chiếc xương cá dài gần nửa gang tay. Bệnh nhân trong lúc ăn uống, vô tình nuốt phải chiếc xương cá. Theo bác sĩ Xuyền thì tình trạng người bị hóc đinh, xương cá, kim băng… cũng khá phổ biến hiện nay.
Tai nạn với các loại hạt
Hạt chôm chôm, sa-pô-chê (Hạt hồng xiêm) cũng chẳng hiền lành chút nào. Đối với chị Lê ở Mỏ Cày, Bến Tre thì cho đến tận bây giờ khi con chị đã thoát nạn bà vẫn không thể hiểu được vì sao cái quả sa-pô-chê có thể khiến con chị suýt chết. Buổi trưa chị ngồi gọt sa-pô-chê ăn cùng con và mấy người trong nhà. Gặp câu chuyện hay tất cả cùng cười. Bỗng con chị bị nấc một cái và bị ho sặc sụa, sắc mặt tím tái, người vã mổ hồi. Mọi người tưởng bé bị trúng gió liền đưa đi cấp cứu. Rất may là bác sĩ đã gắp được một hạt sa-pô-chê trong họng của bé.
Trẻ nhỏ vốn hiếu động và nghịch ngợm nên thường nhét vật lạ vào mũi, vào tai hay nhét những hạt nhỏ như đậu xanh, hạt chi chi, bộ phận nhỏ của đồ chơi, giấy vo viên vào tai, vào mũi. Có trẻ bị đau, khóc và nói với bố mẹ, nhưng cũng có khi mũi, tai trẻ có mùi hôi thì người lớn mới biết.
Xử trí các dị vật cho trẻ
Sau khi phát hiện trong mũi trẻ có vật lạ, tuyệt đối khồng được dùng tay móc ra, vì làm như vậy càng dễ ấn sâu vật lạ vào trong mũi. Có thể dùng tay bịt kín bên mũi không có vật lạ, sau đó để trẻ hắt hơi thật mạnh bên mũi có vật lạ để vật lạ bị luồng hơi tống ra ngoài. Nếu vật lạ tương đối to, phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện đê lấy ra.
Trên đường đưa trẻ đến bệnh viện, tránh để trẻ la khóc nhiều vì như vậy có thể làm cho vật lạ rơi xuống cổ họng và khí quản, gây hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Còn khi phát hiện ra trẻ nhét vật lạ vào tai, trước tiên cần tìm hiểu xem đó là vật gì và cỏ sâu hay không, tuyệt đối không dùng tay để khều vật lạ ravì bên trong lỗ tai trẻ rất hẹp, nếu dùng tay khều ra lại càng đẩy sâu vật lạ vào.
Đã có trường hợp cháu bé 6 tuổi nhét hột chi chi vào tai, mẹ cháu càng cố lôi ra thì hạt chi chi do bóng và trơn lại tụt sâu vào thêm, làm bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng mất bao công sức mới gắp được hột ra và cháu bé thì rất đau đớn.
Nếu vật lạ là mẩu đồ chơi bằng kim loại nhỏ, có thể lấy thanh nam châm nhỏ đặt sát vào vành trong tai để hút vật lạ đó ra.
Nếu vật lạ là bông, đồng xu nhỏ, giấy vo tròn thì có thể dùng nhíp cẩn thận gắp ra.
Nếu vật lạ là hạt đậu, bi thuỷ tinh thì có thể bảo trẻ nghiêng đầu về phía tai có dị vật nhảy lên vài cái, những vật lạ đó có thể rơi ra ngoài do trọng lực.
Khi bị côn trùng nhỏ bay vào tai, có thể nhờ người hút thuốc phả hơi khói thuốc vào lỗ tai để đuổi côn trùng bò ra, trong trường hợp buổi tối thì hãy tắt hết đèn, đợi một lát sau dùng đèn pin mạnh dọi vào bên trong tai trẻ, đa phần côn trùng sẽ bò ra vì có tính hướng về phía ánh sáng. Khi các biện pháp trên đều vô hiệu, có thể dùng cồn nhỏ vào lỗ tai để giết côn trùng, sau đó dùng nhíp gắp côn trùng ra, cách này cũng gây đau cho trẻ cho nên cần an ủi trẻ cho trẻ đỡ sợ.
Khi thấy không thể tự mình gắp vật lạ ra, hãy đưa trẻ đến chuyên khóa tai mũi họng để lấy vật lạ ra, nên nhớ là đưa càng sớm càng tốt để trẻ đỡ bị đau.
Rằng với thói quen ăn uống của lối sống nông nghiệp lạc hậu thì những chiếc tăm cũng có thể gây tai hoạ.
Theo con số mà các trung tâm cấp cứu ở TP Hồ Chí Minh cung cấp thì hàng năm số người phải vào cấp cứu vì dị vật lên đến hàng trăm người. Đặc biệt là vào mùa chôm chôm có khá nhiều ca cấp cứu vì hạt chôm chôm rơi vào khí quản. Bệnh cảnh này tuy không phức tạp nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Tại Viện Tai Mũi Họng TW mỗi năm riêng cấp cứu dị vật mắc ở đường thực quản đã gần 100 ca và dị vật nuốt qua đường thực quản lên đến vài trăm ca.
Theo bác sĩ Lê Quang Hồng, Trung tâm Tư vấn sức khoẻ 1088 thì tai nạn từ các dị vật đường thở và đường thực quản là rất đáng báo động. Để hạn chế tình trạng này, cách phòng tránh tốt nhất là khuyến cáo mọi người hãy thận trọng khi sứ dụng các đồ vật. Rất cần bỏ thói quen ngậm tăm lâu sau khi ăn. Việc sử dụng các vật nhỏ và nhọn như đinh ghim, kim băng, nút áo hoặc hoa quả rất cẩn chú ý trong thao tác. Tránh ngậm vào mồm tất cả những vật này. Còn hoa quả tốt nhất bỏ hạt rồi hãy cho vào mồm.
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…