Vụ việc “dầu cá Trung Quốc ăn mòn xốp” đã khiến người tiêu dùng Việt Nam hoang mang và lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng ngay sau khi các cơ quan chứng năng vào cuộc thì kết quả điều tra lại được xác nhận là tất cả các loại dầu cá đều có khả năng ăn mòn kỳ lạ này. Thậm chí, theo rất nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới thì không ít tinh chất tốt cho sức khỏe đều có thể làm được điều tương tự.
1. Dầu đậu nành
Hạt đậu nành chứa đạm dinh dưỡng cao và chất béo bổ dưỡng: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết cùng nhiều sinh tố, khoáng chất. Tinh dầu được chiết ra từ loại hạt này sẽ có màu vàng nhạt, không có vị và chứa hơn 60% axit béo đa không bão hoà.
Những loại axit béo này không hề chứa cholesterol, điều này khẳng định vai trò của tinh dầu đậu này trong việc hỗ trợ con người phòng ngừa tình trạng cặn lắng và mảng bám trong thành mạch máu – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Và như đã đề cập, nó cũng có khả năng ăn mòn xốp. Thậm chí người phát hiện ra điều này là hai tiến sỹ Shubhen Kapila và Michael Maples thuộc Trung tâm Khoa học môi trường của đại học Misouri-Rolla đã giành giải thưởng dành cho Phát minh thân thiện với môi trường khi tìm kiếm cách tái chế xốp vào năm 2002.
Cụ thể, hai nhà nghiên cứu này đã phát hiện các gốc axit béo trong tinh dầu đậu nành như axit linolenic, axit linoleic, axit oleic… đều có khả năng bẻ gãy liên kết cộng hóa trị của polystyrene – thành phần chính trong các loại xốp.
2. Dầu chanh, cam, bưởi
Những trái cây thuộc họ Cam-Chanh như bưởi, cam, chanh, quýt… (danh pháp khoa học: Citrus) đều chứa một loại tinh dầu có tên Limonene. Loại hợp chất này có công thức ngắn gọn là C10H16 với cái tên đầy đủ 1-Methyl-4-(1-methylethenyl)-cyclohexene, nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Linmonene còn được tận dụng trong điều trị trào ngược dạ dày, hòa tan sỏi mật có chứa cholesterol.
Khả năng ăn mòn xốp của tinh dầu chanh, cam hay bưởi đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh từ năm 1999. Theo những kết quả thử nghiệm, các chuyên gia đứa dụng phương pháp tùng hợp đưa Linmonene về dạng polymer có khả năng ăn mòn xốp nếu cho 2 thứ này vòa trong nước cùng với nhau. Về sau, họ đã nghĩ ra phương pháp chế tạo polymer này dưới dạng keo bọt cho vào các bình phun để dễ sử dụng hơn. Polymer này có thể làm những vật làm từ xốp teo lại với kích thước chỉ bằng 1/10 kích thước ban đầu của chúng.
3. Dầu cá
Chúng ta sẽ quay lại với “nhân vật chính” của những ngày gần đây. Dầu cá chứa các axit béo omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Về cơ bản, dầu cá góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ phát triển trí não cũng như giảm thiểu bệnh tật, omega 3 trong dầu cá được chứng minh có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, giảm lượng cholesterol và triglycerid trong máu, giảm nguy cơ tăng huyết áp do tăng cholesterol gây xơ cứng động mạch.
Và giống như những gì các chuyên gia của Bộ Y tế kết luận thì tất cả các loại dầu cá đều có tác dụng làm tan xốp và thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại dầu cá khác nhau. Thậm chí, dầu cá càng “xịn” – tức là được tinh chế một cách kỹ càng – thì càng ăn mòn xốp với tốc độ nhanh hơn.
Trên đây là những ví dụ cơ bản nhất cho việc những chất có lợi cho sức khỏe đôi khi cũng có thể làm được những điều khiến chúng ta nghi ngờ tác dụng thật của chúng.
Tổng hợp
Nguồn: GenK
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…
Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…
Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…