Khi một đứa trẻ chào đời, cha mẹ đặt tên cho chúng với mong mong muốn chúng sẽ nhận được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên không phải các bậc phụ huynh muốn đặt cho con cái tên nào cũng được. Dưới đây là 60 cái tên bị cấm sử dụng tại một số quốc gia trên thế giới.
Việc cấm kị trong đặt tên con phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số quốc gia cho rằng đặt tên một cách cẩu thả thể hiện sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái, vì vậy chính quyền phải can thiệp. Cũng có một số nơi việc cấm kị trong cách đặt tên liên quan đến yếu tố văn hóa, tín ngưỡng và thậm chí lịch sử.
Nếu ở Mỹ, bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy những cái tên như Adolf Hitler, JoyceLynn Aryan Nation, hay Heinrich Hinler Hons. Ở Châu Âu, những cái tên này chắc chắn sẽ bị cấm hay kì thị bởi vì chúng là tên của những nhân vật hàng đầu của Đức Quốc xã, nền quân chủ đã gây thảm họa chiến tranh trong suốt thế chiến thứ 2.
Tương tự như vậy, ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, việc có trùng tên hay họ với vua bị coi là phạm húy. Vì thế những đứa trẻ mới sinh phải tránh tên vua và hoàng tộc để không bị buộc tội này.
Ở Pháp, các cơ quan đăng ký giấy khai sinh địa phương phải thông báo cho tòa án địa phương của họ nếu họ cảm thấy tên của đứa trẻ ngược với quyền lợi tốt nhất của đứa trẻ. Tòa án có thể cấm sử dụng tên nếu cảm thấy cái tên đó có thể dẫn đến một cuộc đời bị nhục mạ của đứa trẻ. Những tên bị cấm ở Pháp gồm: Nutella, Strawberry, Deamon, Prince William, Mini Cooper.
Đức các hạn chế đặt tên trẻ em bao gồm: tên không rõ ràng về giới tính; không có họ, không dùng tên của các vật thể hoặc sản phẩm làm tên gọi; và không được dùng những tên nào có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn của đứa trẻ hoặc làm chúng bị sỉ nhục. Những tên bị cấm ở Đức: Matti, Osama Bin Laden, Adolf Hitler, Kohl, Stompie.
Giống như Đức, Thụy Sĩ cũng có rất nhiều giới hạn trong việc đặt tên cho em bé. Nhìn chung, nếu cái tên được coi là gây hại cho sự an toàn của đứa trẻ hoặc xúc phạm đến một người thứ ba, nó sẽ không được chấp thuận. Các quy tắc khác bao gồm không dùng tên của bé gái cho bé trai và ngược lại, không dùng tên các nhân vật phản diện trong kinh thánh, không đặt tên cho con bạn theo tên thương hiệu, không dùng tên địa danh, và không dùng họ làm tên gọi. Những tên bị cấm ở Thụy Sĩ: Judas, Chanel, Paris, Schmid, Mercedes.
Cha mẹ ở Iceland phải nộp tên con họ lên Cục Đăng ký Quốc gia trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Nếu tên không có trong danh sách các tên được chấp thuận, phụ huynh phải yêu cầu chấp thuận tên với Ủy ban Đặt tên Iceland. Một số tên bị cấm tại Iceland: Zoe, Harriet, Duncan, Enrique.
Đan Mạch có một danh sách khoảng 7.000 tên được chấp thuận, và nếu lựa chọn tên của bạn không nằm trong danh sách, bạn phải xin phép và gửi yêu cầu đến Cơ quan nghiên cứu tên gọi của Đại học Copenhagen và Bộ Các vấn đề Giáo hội. Mỗi năm có hơn 1.000 tên được xem xét, và gần 20% bị từ chối, chủ yếu là cho các cách viết kỳ quặc, ví dụ: Monkey, Pluto, Anus, Jakobp, Ashleiy.
Na Uy đã nới lỏng các luật đặt tên em bé trong những năm gần đây, nhưng họ vẫn giữ 2 điều khoản chính. Tên sẽ không được chấp nhận nếu nó được coi là bất lợi lớn cho đứa trẻ hoặc vì các lý do quan trọng khác. Và bạn không thể chọn một cái tên đã được đăng ký trong Danh sách Dân số của Na Uy dưới dạng họ hoặc tên đệm (ở Na Uy, tên đệm là tên thứ hai). Một số tên bị cấm tại Na Uy: Larsen, Haugen, Olsen, Johansen, Hansen.
Thụy Điển cấm các tên gọi có thể gây xúc phạm cho người khác hoặc gây khó chịu cho người sử dụng nó. Họ cũng cấm các tên được coi là không phù hợp cho việc đặt tên. Cha mẹ phải nộp tên đề nghị của con mình trong vòng 3 tháng sau khi sinh cho Cơ quan Thuế Thụy Điển và có thể bị phạt nếu không đăng ký tên. Một số tên bị cấm tại Thuỵ Điển: Ikea, Metallica, Superman, Elvis
Malaysia coi tên của động vật, sự xúc phạm, số đếm, tên hoàng gia hay tên danh dự, và thực phẩm là không phù hợp, như: Sor Chai, Khiow Tow.
Một phần của Mexico liệt kê một danh sách các tên bị cấm vì được coi là xúc phạm, vô nghĩa, hoặc giả tạo, ví dụ như: Batman, Rambo, Facebook, Hermione.
Tại New Zealand, cha mẹ không được dùng tên có thể gây xúc phạm, dài hơn 100 ký tự, hoặc giống với quân hàm và biệt hiệu sĩ quan.
Bồ Đào Nha có một danh sách 82 trang các tên có được chấp thuận và không được chấp thuận như: Nirvana, Rihanna, Jimmy, Viking, Sayonara
Ở Ả-rập Xê-út những cái tên mang ý nghĩa ngoại quốc hay báng bổ đều bị cấm như Binyameen, Malika, Malak, Linda, Maya
Tại Việt Nam, đây là một số kiêng kỵ cha mẹ cần biết khi đặt tên con.
1. Tên trùng tên tiền nhân
Phương Đông thì bố mẹ kiêng không được đặt tên con trùng tên tổ tiên. Trong lịch sử, việc phạm húy tên của vua và hoàng tộc còn bị coi là trọng tội.
Phương Tây truyền thống thì tránh đặt tên theo những bậc lớn tuổi đã qua đời, đặc biệt với những người có bi kịch số phận.
2. Tên khó phân biệt nam nữ. Ví dụ: con gái tên Minh Thắng, con trai tên Thái Tài, Xuân Thủy…
3. Tên theo thời cuộc chính trị, mang màu sắc chính trị
4. Tên cầu lợi, quá tuyệt đối, quá cực đoan hoặc quá nông cạn. Chẳng hạn những từ cầu lợi như Kim Ngân, Phát Tài… làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.
– Không nên đặt tên tuyệt đối quá (như Trạng Nguyên, Diễm Lệ, Cao Sang…) sẽ tạo thành gánh nặng cả đời cho con.
– Không nên đặt tên cuồng tín, nông cạn quá, hoặc tuyệt đối hóa. Ví dụ: Vô Địch, Vĩnh Phát… sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.
5. Tên theo dạng cảm xúc
Có những cái tên lấy theo cảm xúc gây dở khóc dở cười cho người khác.
Vd: Đặt tên là Vui thì khi chết, họ hàng hang hốc sẽ khóc vật vã mà la to: “Vui ơi là Vui!”
6. Tên dễ đặt nickname bậy
7. Tên có nghĩa tốt ở tiếng nước ngoài nhưng vận âm theo tiếng Việt lại là nghĩa xấu, làm cớ cho người đời chọc ghẹo. Ví dụ: Alexander bị đọc trại thành Anh Liết Xong Đơ…
Thanh Tùng
Nguồn: ĐKN
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…