Nhiều người Việt coi chân gà, phao câu gà, nội tạng gà là đặc sản “khoái khẩu” trong khi người Tây tránh xa để bảo vệ sức khỏe.
Phao câu gà
Trong dân gian và trên bàn nhậu của người Việt có câu “nhất phao câu, nhì bầu cánh”, ám chỉ 2 bộ phận ngon, bổ của của gà.
Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dựa theo sở thích, còn theo khoa học, phao câu là bộ phận cần bỏ đi nhất của con gà. Đó cũng là lý do người Tây thường bỏ đi bộ phận phao câu khi ăn món gà.
Phao câu gà có vị béo, ngậy nên nhiều người thích ăn mà không biết rằng lượng cholesterol cao trong phao câu gà rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là với người nào bị rối loạn mỡ máu, tim mạch.
Rất nhiều bệnh nguy hiểm xuất có thể xuất phát từ thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Vì vậy, bạn nên tránh xa phao câu gà dù có thích món này đến mấy.
Bên cạnh đó, phao câu gà còn là bộ phận rất bẩn. Nhiều loại siêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại khác tập trung ở phao câu, dù làm sạch mấy cũng không thể loại bỏ hết.
Một số người tin rằng ăn phao câu gà giúp đen tóc, mượt da, nhưng điều này hoàn toàn vô căn cứ. Theo cả chuyên gia đông y và tây y, phao câu gà không có tác dụng chăm sóc tóc, da.
Theo các chuyên gia, nếu ăn ít và không thường xuyên sẽ không sao, nhưng nếu đến mức nghiện, ăn thường xuyên phao câu thì rất nguy hại cho cơ thể.
Cánh gà
Cánh gà là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Cánh gà chủ yếu là da và là bộ phận tích tụ lượng mỡ khá lớn. Ăn cánh gà thực chất là thưởng thức chất béo của da.
Ở cánh có phần gân xương vừa giòn vừa mềm nên là bộ phận được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên, do có nhiều mỡ, khi ăn cánh gà bạn sẽ nạp vào cơ thể một lượng chất béo lớn, và chất béo này không tốt gì cho sức khỏe của bạn cả.
Ngoài ra, theo đông y, ăn nhiều chất mỡ béo sẽ sinh đàm, động phong sinh hỏa nên những người có tình trạng can hỏa vượng, khí nghịch, nhiều đàm thì không nên ăn.
Nguy hiểm hơn, cánh gà là bộ phận bị tiêm các loại kháng sinh, thuốc tăng trưởng trong chăn nuôi.
Với tình trạng các loại thuốc tăng trưởng, thuốc kháng sinh cho gà không rõ nguồn gốc như hiện nay thì việc ăn nhiều cánh gà có thể tiềm ẩn mối nguy với sức khỏe.
Chính vì vậy, dù thích đến mấy, bạn cũng không nên ăn món này thường xuyên.
Nội tạng gà
Nhìn chung nội tạng của bất kỳ con vật nào cũng không tốt cho sức khỏe con người, từ gia súc đến gia cầm như gà.
Lý do là vì hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao và cũng là bộ phận dễ nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
Gan gà, vốn là bộ phận có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại ẩn chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng không tốt cho sức khỏe.
Mề gà, chính là dạ dày của gà, được nhiều người ưa thích vì giòn giòn, dai dai. Tuy nhiên bộ phận này là nơi lưu trú của nhiều loại vi sinh nhật có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đó là lý do trong khi người Việt coi nội tạng là món ăn đặc sản thì người Tây thường không bao giờ ăn bộ phận này vì lý do sức khỏe.
Vì vậy, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng gà, trừ phần trứng non.
Cổ gà
Cổ gà là bộ phận nhiều da, ít thịt, tập trung nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết.
Các tuyến bạch huyết giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Đó là lý do người lớn không nên ăn nhiều cổ gà và nên bóc bỏ lớp da trước khi ăn, còn trẻ nhỏ thì tuyệt đối không cho ăn để đảm bảo sức khỏe.
Chân gà
Chân gà là bộ phận có rất nhiều cách chế biến ngon miệng như nướng, luộc, hầm ngải cứu… Đây là món có thể ăn rất nhiều mà không bị ngán.
Song, theo chuyên gia dinh dưỡng, chân gà không có nhiều giá trị dinh dưỡng, chưa kể đến mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe của người ăn.
Chân gà là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bẩn nên khả năng nhiễm bệnh cao. Chân gà không được bảo quản tốt, mất an toàn vệ sinh rất dễ gây bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Do nhu cầu cao nên chân gà là một trong những món ăn bị cảnh báo có tồn dư nhiều hóa chất bảo quản, có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Cấp tính thường thấy là viêm ở hệ thống đường tiêu hóa, dạ dày, ruột, thận.
Nhưng ngộ độc mãn tính mới là đáng lo ngại vì lượng hóa chất này khi ngấm vào trong cơ thể có thể gây biến đổi tế bào gây ung thư, suy thận, suy gan.
Theo Công luận
Nguồn: Web trẻ thơ
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…