Phục hồi chức năng

Những biểu hiện của bệnh bại não trẻ em?

Bệnh bại liệt có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Những biểu hiện của bệnh bại não ở trẻ em?

Những dẫn cách chuẩn đoán bệnh bại não ở trẻ em

Bối cảnh phát hiện

Nếu trong thai kỳ, đặc biệt vào những tháng đầu tiên, mẹ bị các bệnh như cúm, sởi Đức, hoặc dùng một số thuốc có khả năng gây quái thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của ống thần kinh thì cần theo dõi đặc biệt. Những trẻ có tiền sử sinh non, ngạt chu sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên các bậc cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con mình như lật, ngồi, bò, đi nếu có nghi ngờ bất thường thì cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi ngay.

Khám lâm sàng

Mặc dù nguyên nhân bại não là do những sự kiện xảy ra trong thai kỳ và trong hai năm đầu đời sống, việc đánh giá và chẩn đoán bại não trước hai tuổi rất khó khăn. Khám trương lực cơ, cơ lực đòi hỏi phải có chuyên môn sâu về thần kinh nhi khoa. Trương lực cơ có thể tăng hoặc giảm. Các phản xạ nguyên thủy thường mất đi sau 6 tháng nhưng ở trẻ bại não thì các phản xạ này tồn tại lâu hơn.

Trẻ nhỏ trước 12 tháng thường không biểu hiện rõ thuận tay nào. Nhưng đối với trẻ bị bại não (nhất là thể liệt cứng nửa người) thì khuynh hướng thuận tay xuất hiện sớm (do bên liệt vận động khó, trẻ phải vận động bên lành). Đánh giá sự phát triển tâm thần vận động thường có thể dựa vào các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn Amiel-Tison hoặc thang đánh giá Denver.

Xét nghiệm hỗ trợ

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp vi tính (CT: Computerised Tomography) đặc biệt là chụp cộng hưởng từ (MRI: Magnetic Resonnance Imaging) cho biết những thông tin giá trị về tổn thương não. Các xét nghiệm hóa sinh hay di truyền tùy theo hướng chẩn đoán trên lâm sàng. Đo điện não đồ (EEG: ElectroEncephaloGram) cũng là một xét nghiệm cơ bản không thể thiếu trong chẩn đoán bại não cũng như các bệnh của hệ thần kinh trung ương khác.

Triệu chứng bại não ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ, triệu chứng của bại não rất kín đáo nên khó phát hiện. Thiếu ôxy rất dễ gây tổn thương não ở trẻ sơ sinh. Tình trạng thiếu ôxy (ngạt) khi đẻ xảy ra ở 1/500 trẻ sơ sinh, và có thể gây bại não, thậm chí tử vong (1/4 số trẻ ngạt ở mức trung bình sẽ bị bại não). Các nguyên nhân gây bại não có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh. Ngoài khiếm khuyết về vận động như rối loạn cử động hoặc nặng hơn là không có khả năng tự chăm sóc di chuyển, bại não còn kèm theo các khiếm khuyết về giác quan như giảm thị lực, thính lực, khả năng nhận biết, học chậm phát triển (Mental Retardation), động kinh… T

ỷ lệ mắc bại não trên thế giới khoảng 2 – 2,5/1.000. Đây là một trong những dạng tàn tật có tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số tàn tật ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bại não ở các nước đang phát triển chiếm đa số. Trẻ trai thường mắc bại não nhiều hơn trẻ gái. Bại não nhiều khi còn là hậu quả của ngộ độc cấp hoặc mãn tính (chì, kẽm, thủy ngân…) do nghề nghiệp hay môi trường sống của cha mẹ trước và trong khi mang thai.

Khi trẻ bị bại não, chúng bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như phát triển chậm, bắp thịt mềm nhũn, đi đứng không được ngay ngắn. Trẻ sơ sinh mất phản xạ Monro khi đã ra đời được 6 tháng. Trẻ bại não có các động tác co gập, duỗi cứng các cơ một cách bất thường. Nguyên nhân là do các tế bào thần kinh bị tổn thương, xuất phát từ những tai biến trong và sau khi sinh, các bệnh viêm nhiễm, vàng da…

Trẻ có thể tự đi được nhưng lại có tướng đi vặn vẹo, nhún nhảy, gót nhấc lên, đầu gối khuỳnh vào, hông quay vào trong, nhất là khi trẻ đi nhanh. Có trẻ bị liệt hoặc chậm nói. Có thể xác định bệnh bại não bằng cách chụp hình cắt lớp, MRI, hay siêu âm não (siêu âm não chỉ dùng được khi xương não chưa hoàn toàn trưởng thành, chưa dính liền với nhau, hãy còn thóp). Thử nghiệm tâm lý bằng cách đo độ thông minh của trẻ cũng có thể giúp sớm chẩn đoán triệu chứng bệnh liệt não.

Yếu ớt

Bắp thịt mềm

Chậm phát triển tâm thần

Động kinh, có các vấn đề về ngôn ngữ

Bất thường về thị giác, co cứng, khó đi bộ.

Điều trị

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, có thể bao gồm: Hỗ trợ điều trị, vật lý trị liệu, niềng răng, trị liệu nghề nghiệp hoặc giáo dục đặc biệt.

Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

3 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago